Quy luật Cung Cầu trong nền kinh tế thị trường [Mới nhất 2024]

Quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường là gì? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

image-180-1024x428
Quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường

1. Cung cầu là gì?

Cung của một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó là tổng số lượng sản phẩm hay dịch vụ đó mà các nhà cung cấp hay chủ thể kinh tế đưa ra để bán trên thị trường và ở các mức giá khác nhau tại một khoảng thời gian nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sả xuất xác định, bao gồm cả hàng hóa đã bán và hàng hóa chưa bán được. Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như: giá, công nghệ, giá cả của các yếu tố đầu vào, số lượng các nhà sản xuất, chính sách thuế, cũng như các kỳ vọng của nhà sản xuất đối với thị trường.

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Cầu khác với nhu cầu thì cầu được hiểu là nhu cầu và khả năng có thể thanh toán đối với một loại sản phẩm hay bất kỳ dịch vụ nào đó trên thị trường, tương ứng ở các mức giá khác nhau và trong một khoảng thời gian nhất định. Chúng phụ thuộc vào các yếu tố như sau: giá của hàng hóa, thu nhập, giá của các hàng hóa có liên quan, số lượng người tiêu dùng, thị hiếu, các kỳ vọng,…

2. Quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường

Cung – cầu trong nền kinh tế thị trường tuân theo một quy luật nhất định. Đó là: Khi số lượng một loại hàng hóa nào đó được bán trên thị trường lại nhỏ hơn so với lượng cầu của người tiêu dùng đối với loại hàng hóa trên thì giá cả của hàng hóa này sẽ có xu hướng tăng lên. Điều này dẫn đến khả năng mà nhóm người tiêu dùng có thể sẽ phải chi trả một mức giá cao hơn để sở hữu hàng hóa này.

Ngược lại, giá cả sẽ có xu hướng giảm đi, nếu như lượng cung mà các nhà cung cấp đổ ra thị trường lại vượt quá lượng cầu mà người tiêu dùng cần. Chính nhờ vào cơ chế điều chỉnh giá và lượng này mà, thị trường sẽ dần dần được chuyển đến trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng là nơi mà sẽ không còn có những áp lực để gây ra sự thay đổi về giá và cả lượng nữa. Và tại điểm cân bằng này thì người cung cấp sẽ sản xuất ra lượng hàng hóa gần như là bằng với lượng cầu mà người tiêu dùng muốn mua.

Thông qua tình hình cung cầu trên thị trường mà nhà sản xuất quyết định việc có đầu tư và đưa sản phẩm ra thị trường nữa hay không. Do đó, các nhà đầu tư sẽ phải nghiên cứu thị trường, các nhu cầu tiêu dung, thị hiếu, đặc biệt là phát hiện nhu cầu mới, từ đó đưa ra quyết định cải tiến chất lượng, mẫu mã, hình thức,… hoặc loại bỏ để phù hợp với thị trường.

Ví dụ: Nhà A và nhà B mở cửa hàng kinh doanh nước khoáng bổ sung năng lượng ngay trước cổng một phòng GYM, lợi nhuận thu được giữa hai nhà là tương đương nhau. Sau một thời gian hoạt động, một nửa diện tích phòng GYM được bán cho nhà bên cạnh làm nhà trẻ.

Nhà A vẫn tiếp tục bán nước khoáng, còn nhà B chủ yếu chuyển sang kinh doanh nước ngọt có gas. Ban đầu, do chỉ có nhà B bán nước ngọt, nên giá nước ngọt nhà B bán cao hơn so với cửa hàng khu vực. Nhà A thấy nhà B không bán nước khoáng nữa nên cũng tăng giá.

Sau 1 thời gian, do thu hẹp hoạt động phòng GYM, nhà A bị mất 1 lượng khách hàng, do đó giảm giá, đồng thời cũng bắt đầu kinh doanh nước ngọt với giá ưu đãi để cạnh tranh với nhà B. Để giữ khách hàng thường xuyên, nhà B giảm giá và cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến mãi.

Vì vậy, sau 1 thời gian, lợi nhuận giữa 2 nhà thu được lại dần trở về cân bằng như lúc đầu.

3. Tác dụng của quy luật cung cầu là gì?

Quy luật về cung: giá cả của hàng hóa tăng lên thì lượng cung tăng (giá tăng thì cung tăng). Cung sẽ bao gồm:

– Cung cá nhân (hay lượng cung): là lượng hàng hóa/dịch vụ người bán muốn bán ứng với một mức giá cụ thể, trong một khoảng thời gian nhất định. Do đó, lượng cung chỉ có ý nghĩa khi gắn với một mức giá cụ thể.

– Cung thị trường: là Cung của toàn thể các cá thể đối với một mặt hàng trong một nền kinh tế gộp lại.

– Tổng cung: là Cung của toàn thể các cá nhân đối với tất cả mặt hàng trong nền kinh tế gộp lại.

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến cung ngoài giá cả: công nghệ, nguồn nguyên liệu đầu vào, điều tiết chính phủ, thiên tai dịch bệnh….

4. Những câu hỏi thường gặp.

4.1. Quy luật cung cầu là gì?

Quy luật cung cầu là lý thuyết giải thích sự tương tác giữa người bán tài nguyên và người mua tài nguyên đó. Lý thuyết xác định mối quan hệ giữa giá của một hàng hóa hoặc sản phẩm nhất định và sự sẵn lòng mua hoặc bán của mọi người. Nói chung, khi giá cả tăng lên, mọi người sẵn sàng cung nhiều hơn và cầu ít hơn và ngược lại khi giá giảm.  Lý thuyết dựa trên hai “luật” riêng biệt, luật cầu và luật cung. Hai quy luật tương tác để xác định giá thị trường thực tế và khối lượng hàng hóa trên thị trường.

Quy luật cầu cho rằng ở mức giá cao hơn, người mua sẽ ít đòi hỏi hàng hóa kinh tế hơn. Quy luật cung cho rằng ở mức giá cao hơn, người bán sẽ cung cấp nhiều hàng hóa kinh tế hơn. Hai luật này tương tác với nhau để xác định giá thị trường thực tế và khối lượng hàng hóa được mua bán trên thị trường. Một số yếu tố độc lập có thể ảnh hưởng đến hình dạng của cung và cầu thị trường, ảnh hưởng đến cả giá cả và số lượng mà chúng ta quan sát được trên thị trường.

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn cung?

Cung phần lớn là một hàm của chi phí sản xuất, bao gồm:

– Lao động và nguyên vật liệu (phản ánh chi phí cơ hội của chúng khi sử dụng thay thế để cung cấp cho người tiêu dùng những hàng hoá khác)

– Công nghệ vật lý có sẵn để kết hợp các đầu vào

– Số lượng người bán và tổng năng lực sản xuất của họ trong khung thời gian nhất định

– Thuế, quy định hoặc chi phí thể chế bổ sung của sản xuất

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu?

Sở thích của người tiêu dùng giữa các hàng hóa khác nhau là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến nhu cầu. Sự tồn tại và giá cả của các hàng hóa tiêu dùng khác là sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm bổ sung có thể làm thay đổi nhu cầu. Những thay đổi về điều kiện ảnh hưởng đến sở thích của người tiêu dùng cũng có thể đáng kể, chẳng hạn như thay đổi theo mùa hoặc ảnh hưởng của quảng cáo. Những thay đổi về thu nhập cũng có thể quan trọng trong việc tăng hoặc giảm lượng cầu ở bất kỳ mức giá nhất định nào. Những người muốn tìm hiểu thêm về quy luật cung và cầu có thể muốn xem xét đăng ký tham gia một trong những khóa học đầu tư tốt nhất hiện có.

4.4. Mối quan hệ của quy luật cung cầu đối với nền kinh tế thị trường?

  • Khi số lượng hàng hóa bán ra thị trường nhỏ hơn nhu cầu mua của người dùng, thì giá của hàng hóa đó có xu hướng tăng lên. Đồng nghĩa người dùng cần phải bỏ ra một mức tiền lớn hơn để sở hữu mặt hàng này.
  • Ngược lại, nếu số lượng hàng hóa bán ra thị trường lớn hơn nhu cầu mua của người dùng, thì giá của hàng hóa sẽ có xu hướng giảm xuống.
  • Chính sự điều chỉnh về lượng và giá này mà thị trường sẽ được chuyển về trạng thái cân bằng. Tại điểm cân bằng, người cung cấp sẽ sản xuất ra đúng số lượng hàng hóa phù hợp với lượng cầu mua của người dùng.
  • Dựa vào nguyên lý cung cầu, nhà sản xuất sẽ quyết định xem có nên đầu tư và tiếp tục tung sản phẩm ra thị trường. Vì thế nghiên cứu thị trường là yêu cầu bắt buộc của nhà đầu tư nhằm tạo ra hàng hóa phù hợp với thị trường.

Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi quy luật cung cầu trong nền kinh tế thị trường mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:

Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn

✅ Quy luật: Cung - Cầu trong Kinh tế
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1069 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo