Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu bằng công cụ IPLIB

Tra cứu nhãn hiệu là một trong những bước quan trọng không thể thiếu để có thể đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thuận lợi nhất. Bởi doanh nghiệp khi đăng ký nhãn hiệu sẽ không thể tránh được việc nhãn hiệu mà mình đăng ký sẽ bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nào đó đã đăng ký trước đó. Vì vậy việc kiểm tra hay tra cứu nhãn hiệu là việc làm cần thiết để biết được thương hiệu của bạn đã có ai đăng ký hay chưa. Trong bài viết sau, ACC sẽ hướng dẫn bạn Cách tra cứu nhãn hiệu bằng công cụ IPLIB.

Download
Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu bằng công cụ IPLIB

1. Lý do phải tra cứu nhãn hiệu

1.1 Kiểm tra trùng lặp nhãn hiệu khi đăng ký

Việc tra cứu nhãn hiệu được bảo hộ này sẽ giúp mọi người kiểm tra được xem nhãn hiệu mình định đăng ký có bị tương tự hay trùng với những nhãn hiệu khác đã đăng ký hay không. Để qua đó có thể đưa ra giải pháp xử lý thích hợp, tránh tình trạng nộp đơn lại bị trả về vì kết quả có sự trùng lặp.

1.2 Đỡ mất thời gian và chi phí xét duyệt

Tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ mỗi ngày có rất nhiều lượng đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ nhãn hiệu, theo thống kê hàng năm có tới hơn 30.000 đơn đăng ký. Vậy nên việc lựa chọn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu rất dễ có sự trùng. Vậy nên, khi kiểm tra tên thương hiệu trước khi nộp sẽ phòng tránh được sự nhầm lẫn này.

Trong trường hợp kết quả tra cứu không khả quan cho việc nộp đơn đăng ký thì lúc này chủ sở hữu sẽ nắm bắt được, dễ dàng đưa ra giải pháp xử lý kịp thời tránh tình trạng mất phí đăng ký và thời gian chờ đợi phía Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định và trả hồ sơ về.

1.3 Kiểm tra xem nhãn hiệu đã đăng ký chuẩn chưa

Sau khi đã đăng ký, việc kiểm tra đăng ký nhãn hiệu sẽ giúp chủ doanh nghiệp có thể tra cứu được thông tin trong giấy chứng nhận đã cấp có chính xác thông tin với dữ liệu trên hệ thống của Cục Sở hữu trí tuệ không. Nếu có phát sinh sẽ nhanh chóng kịp thời thông báo để chỉnh sửa.

Xem thêm: Tầm quan trọng của tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký

2. IPLIB là gì?

Nếu WIPO dùng để tra cứu nhãn hiệu quốc tế thì IPLIB chủ yếu được dùng để tra cứu nhãn liệu đăng ký ở Việt Nam, bởi đây là trang thư viện số của Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, nó là nguồn thông tin đầy đủ nhất về các đối tượng sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu).

IPLIB là cơ sở dữ liệu được xây dựng bởi Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, là Thư viện số về sở hữu công nghiệp của Cục. Thư viện này lưu trữ các đơn yêu cầu bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu đã công bố và các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng, đang được bảo hộ tại Việt Nam. Thư viện số về sở hữu công nghiệp sẽ được cập nhật thông tin hằng tháng sau khi Cục đưa ra Công báo sở hữu công nghiệp vào khoảng ngày 25 hàng tháng.

Ở cơ sở dữ liệu này, bạn có thể tra cứu thông tin của bất kỳ nhãn hiệu nào, kể cả nhãn hiệu hàng hoá, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể.

Các thông tin về các nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam, các đối tượng đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu rất có ích cho doanh nghiệp trong việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, lựa chọn nhãn hiệu, tránh các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, nắm bắt thông tin các đối thủ cạnh tranh để có chiến lược và giải pháp thích hợp…

>>>Tham khảo thêm về: Đăng ký thương hiệu cho sản phẩm chi tiết nhất

3. Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu bằng công cụ IPLIB

Bước 1: Truy cập vào địa chỉ Website của Thư viện số IPLIB.

Bước 2: Nhập thông tin nhãn hiệu cần tra cứu vào ô nhãn hiệu tìm kiếm: Ví dụ nhập chữ VINFAST (đối với nhãn hiệu chữ).

Bước 3: Nhập thông tin phân loại hình vào ô phân loại hình (nếu là nhãn hình).

Bước 4: Nhập thông tin nhóm sản phẩm/ dịch vụ vào ô nhóm sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: nhóm 12) và thông tin về tên sản phẩm/ dịch vụ (Ví dụ: Xe ô tô).

Sau khi đã nhập đầy đủ các thông tin trên thì click vào nút tìm kiếm.

Kết quả sẽ được trả về để khách hàng tham khảo và đánh giá xem nhãn hiệu mình tra cứu có trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác hay không.

Lưu ý: Việc tra cứu nhãn hiệu theo hình thức nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo và kết quả chỉ chính xác được từ 40-50% do dữ liệu trực tuyến nêu trên sẽ không được áp dụng đầy đủ theo thời gian nộp đơn. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này là hoàn toàn miễn phí.

>>Để được hướng dẫn chi tiết hơn, xin mời bạn đọc tham khảo bài viết sau: Hướng dẫn tra cứu nhãn hiệu chi tiết nhất.

4. Câu hỏi thường gặp

Các bước tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu là như thế nào?

Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Tuy nhiên, nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước đầu tiên và quan trọng để đánh giá sơ bộ một nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không? Tra cứu chuyên sâu sẽ được thực hiện bởi chuyên viên của cục sở hữu trí tuệ khi doanh nghiệp có nhu cầu gửi mẫu đơn lên.

Cách tính phí tra cứu nhãn hiệu hàng hóa

Phí tra cứu nhãn hiệu hàng hóa là một vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Thông thường chỉ loại hình tra cứu chuyên sâu nhãn hiệu mới phát sinh chi phí.

Chi phí tra cứu nhãn hiệu phụ thuộc vào bảng phí đưa ra của từng đơn vị cung cấp dịch vụ và sẽ được tính dựa trên căn cứ là 01 nhãn hiệu/Nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Nếu muốn đăng ký nhãn hiệu thì phải nộp đơn ở đâu ?

Theo quy định Luật Pháp Việt Nam thì đối với bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào cũng có quyền nộp đơn trực tiếp vào Cục Sở hữu trí tuệ yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Và việc đăng ký nhãn hiệu đòi hỏi kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao nên bạn hãy tham khảo, tư vấn từ văn phòng Luật sư, công ty tư vấn Luật…để bạn tiến hành thủ tục một cách thuận lợi nhất.

Trên đây là nội dung của ACC về Hướng dẫn cách tra cứu nhãn hiệu bằng công cụ IPLIB gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: http://accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo