Hiện nay pháp luật Việt Nam quy định, khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, bán hàng hóa cần phải lập hóa đơn. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người chưa biết rõ các thông tin về hóa đơn phải lập khi bán hàng hóa và cách tính thuế GTGT trên hóa đơn. Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu rõ hơn về vấn đề Cách tính thuế hóa đơn bán hàng thông thường qua bài viết sau đây nhé.
1. Hóa đơn bán hàng thông thường là gì?
Các doanh nghiệp có đặc thù sản xuất kinh doanh. Cũng như các phương pháp tính và nộp thuế giá trị gia tăng khác nhau sẽ sử dụng các loại hóa đơn tài chính khác nhau. Có các loại hóa đơn tài chính hiện hành như:
– Hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn GTGT)
– Hóa đơn bán hàng thông thường
– Các hóa đơn đặc thù khác như vé tàu, vé xe,…
Hóa đơn bán hàng thông thường (gọi tắt là hóa đơn thông thường hay hóa đơn trực tiếp) là loại hóa đơn mà những cá nhân, tổ chức sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp xuất khi cung ứng hàng hóa, dịch vụ. Những cá nhân, tổ chức này sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp sẽ không được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng. Và chỉ có hóa đơn được cấp bởi chi cục Thuế mới được xem là hóa đơn thông thường hợp pháp.
2. Đối tượng sử dụng hoá đơn thông thường
Hóa đơn thông thường được các đối tượng liệt kê sau xuất cho khách hàng khi người nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.
– Tổ chức (cá nhân) sản xuất kinh doanh áp dụng tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Tổ chức (cá nhân) làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
– Tổ chức (cá nhân) làm đại lý bán đúng giá hàng hóa chịu thuế GTGT, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
– Các hộ kinh doanh, sản xuất nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, kinh doanh không thường xuyên.
– Tổ chức (cá nhân) khai và tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

Cách tính thuế hóa đơn bán hàng thông thường
3. Cách tính thuế hóa đơn thông thường
Thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp được tính như sau:
Số thuế giá trị gia tăng = Doanh thu x Tỷ lệ %
Trong đó:
Là tổng số tiền bán hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng. Bao gồm các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Trường hợp cơ sở kinh doanh có doanh thu bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng và doanh thu hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Thì không áp dụng tỷ lệ (%) trên doanh thu đối với doanh thu này.
Cơ sở kinh doanh nhiều ngành nghề có mức tỷ lệ khác nhau phải khai thuế giá trị gia tăng theo từng nhóm ngành nghề tương ứng với các mức tỷ lệ theo quy định.
Trường hợp người nộp thuế không xác định được doanh thu theo từng nhóm ngành nghề hoặc trong một hợp đồng kinh doanh trọn gói (Bao gồm các hoạt động tại nhiều nhóm tỷ lệ khác nhau mà không tách được). Thì sẽ áp dụng mức tỷ lệ cao nhất của nhóm ngành nghề mà cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng trên doanh thu được quy định theo từng hoạt động như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%;
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
– Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
Bài viết trên đây đã giới thiệu cho bạn về Cách tính thuế hóa đơn bán hàng thông thường. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hay cần hỗ trợ pháp lý vui lòng liên hệ với Luật ACC để được tư vấn và giải đáp. Luật ACC cam kết luôn cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý chính xác, nhanh chóng, hiệu quả đến quý khách hàng.
Bình luận