RWA là gì? RWA là một thuật ngữ chuyên ngành ngân hàng dùng để chỉ hệ thống phân loại tài sản được sử dụng để xác định vốn tối thiểu mà các ngân hàng nên giữ làm dự trữ để giảm rủi ro mất khả năng thanh toán. Các ngân hàng phải đối mặt với rủi ro người vay nợ vỡ nợ hoặc đầu tư căn hộ và duy trì một lượng vốn tối thiểu giúp giảm thiểu rủi ro. Cùng Tìm hiểu về RWA theo thông tư 41/2016/TT-NHNN.

1. RWA là gì?
Các loại tài sản khác nhau do các ngân hàng nắm giữ có mức độ rủi ro khác nhau và việc điều chỉnh tài sản theo mức độ rủi ro cho phép các ngân hàng chiết khấu các tài sản có rủi ro thấp hơn. Ví dụ, các tài sản như giấy nợ có trọng số rủi ro cao hơn trái phiếu chính phủ, được coi là rủi ro thấp và được gán với tỷ lệ 0%.
RWA là tên gọi tắt của cụm từ đầy đủ Risk weighted asset là tài sản của ngân hàng hoặc các khoản tiếp xúc ngoại bảng, được tính toán theo rủi ro. Khi tính toán các tài sản rủi ro của một ngân hàng, các tài sản trước tiên phải được phân loại thành các loại khác nhau dựa trên mức độ rủi ro và khả năng phát sinh một khoản lỗ. Danh mục cho vay của các ngân hàng, cùng với các tài sản khác như tiền mặt và tài sản đầu tư được đo lường để xác định mức độ rủi ro chung của ngân hàng. Phương pháp này được Ủy ban Basel ưa thích vì nó bao gồm các rủi ro ngoại bảng. Nó cũng giúp bạn dễ dàng so sánh các ngân hàng từ các quốc gia khác nhau trên thế giới.
Các tài sản rủi ro hơn, chẳng hạn như các khoản vay không có cam kết bảo đảm, có rủi ro về vỡ nợ cao hơn. Do đó, chúng được gán trọng số rủi ro cao hơn các tài sản như tiền mặt và tín phiếu. Số lượng rủi ro mà một tài sản sở hữu càng cao, tỷ lệ an toàn vốn và yêu cầu về vốn càng cao. Mặt khác, tín phiếu được bảo đảm bằng khả năng của Chính phủ quốc gia để tạo doanh thu và chịu yêu cầu về vốn thấp hơn nhiều so với các khoản vay không có bảo đảm.
2. Thuộc tính pháp lý của thông tư 41/2016/TT-NHNN
Quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
- Số ký hiệu: 41/2016/TT-NHNN
- Ngày ban hành: 30/12/2016
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày có hiệu lực: 01/01/2020
- Nguồn thu thập: bản gốc văn bản
- Ngành: Ngân hàng
- Lĩnh vực: Thanh tra, giám sát ngân hàng
- Cơ quan ban hành/ Chức danh / Người ký: Ngân hàng Nhà nước
- Phó Thống đốc: Nguyễn Đồng Tiến
- Phạm vi: Toàn quốc
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực một phần
3. Nội dung về RWA theo thông tư 41/2016/TT-NHNN
Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có; tài sản tính theo rủi ro tín dụng; vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động, thị trường đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016.
– Theo Thông tư số 41/2016, các Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có cơ cấu tổ chức, cơ chế phân cấp, ủy quyền và chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân, bộ phận để quản lý tỷ lệ an toàn vốn.
– Thông tư 41/NHNN còn quy định Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo được các yêu cầu tối thiểu khi tổ chức thu thập và quản lý dữ liệu. Ngoài ra, hệ thống công nghệ thông tin phải đảm bảo được kết nối, quản lý tập trung, bảo mật và có quy trình rà soát, kiểm tra, xử lý sự cố.
– Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được áp dụng kết quả xếp hạng của các doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập và phải sử dụng một cách thống nhất để để quản lý rủi ro và áp dụng hệ số rủi ro tín dụng.
– Một số quy định cụ thể tại Thông tư 41/2016 về tỷ lệ an toàn vốn như sau:
Tỷ lệ an toàn vốn và vốn tự có: Ngân hàng không có công ty con, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên cơ sở báo cáo tài chính tối thiểu 8%. Vốn tự có là cơ sở để tính tỷ lệ an toàn vốn và nó bao gồm tổng vốn cấp 1 và vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ.
Tài sản tính theo rủi ro thị trường: Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại tài sản để áp dụng hệ số rủi ro tín dụng như tiền mặt, vàng là 0%; các khoản phải đòi tổ chức tài chính quốc tế là 0%; các khoản phải đòi của doanh nghiệp vừa và nhỏ là 90%.
Thông tư số 41/2016/NHNN hướng dẫn việc giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các khoản phải đòi, giao dịch của Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bằng các biện pháp như tài sản bảo đảm, bù trừ số dư nội bảng, bảo lãnh của bên thứ ba và sản phẩm phái sinh tín dụng.
Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường: Thông tư 41 quy định Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có văn bản quy định về các điều kiện, tiêu chí xác định các khoản mục thuộc phạm vi sổ kinh doanh để tính các trạng thái rủi ro trên sổ kinh doanh, đảm bảo tách biệt với sổ ngân hàng.
Bên cạnh đó, Thông tư số 41/TT-NHNN cho phép Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại và chuyển các khoản mục từ sổ kinh doanh sang sổ ngân hàng khi các khoản mục đó không còn đáp ứng được điều kiện, tiêu chí theo quy định.
– Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 Thông tư 41, các khoản: (i) Tiền ký quỹ (ví dụ khi ngân hàng phát hành L/C); (ii) ố dư tiền gửi không kỳ hạn bị phong tỏa của khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân; (iii) Số dư tiền gửi không kỳ hạn của định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân tại ngân hàng; (iv) Hợp đồng tiền gửi của khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng được coi là tài sản bảo đảm dùng để giảm thiểu rủi ro tín dụng khi đáp ứng các quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư 41; theo đó, các tài sản bảo đảm đó phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về giao dịch bảo đảm.
– Khoản 9 Điều 9 Thông tư 41 quy định việc sử dụng báo cáo tài chính (BCTC) để xác định các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy… làm căn cứ xác định hệ số rủi ro. Việc cung cấp BCTC của doanh nghiệp thực hiện theo yêu cầu, thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp BCTC đúng theo yêu cầu, thỏa thuận thì các tổ chức tín dụng thận trọng áp dụng hệ số rủi ro 200%.
Hạn mức tín dụng chưa sử dụng (hạn mức bảo lãnh, hạn mức thẻ tín dụng,…) phải được quy đổi thành giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng và áp dụng hệ số rủi ro tương tự như quy định đối với tài sản có nội bảng khi tính tỷ lệ an toàn vốn. Trường hợp nhiều ngân hàng cùng cấp hạn mức cho một khách hàng, mỗi ngân hàng phải tính tỷ lệ an toàn vốn cho hạn mức đã cấp cho khách hàng (Điều 10 Thông tư 41).
– Trường hợp khách hàng trong thời gian hoàn thiện pháp lý để triển khai hoạt động có thu nhập từ hoạt động cho thuê đất, lãi ngân hàng từ nguồn vốn chưa đầu tư… không được coi là có hoạt động kinh doanh khác. Thời điểm xác định “pháp nhân được thành lập chỉ để thực hiện dự án, khai thác máy móc thiết bị, kinh doanh hàng hóa…” là khi phát sinh khoản vay tại các tổ chức tín dụng.
Khoản cấp tín dụng chuyên biệt phải được bảo đảm toàn bộ bằng dự án, máy móc thiết bị, hàng hóa được hình thành từ nguồn vốn cấp tín dụng. Ngoài ra, khách hàng có thể thế chấp thêm các tài sản khác như cổ phần/bảo lãnh của các cổ đông tại công ty chủ đầu tư, cổ phiếu, bảo lãnh trả nợ thay của bên thứ 3…
Để đáp ứng tiêu chí khoản cấp tín dụng chuyên biệt, toàn bộ nguồn tiền trả nợ là nguồn tiền hình thành từ việc kinh doanh, khai thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó. Để được coi là khoản cho vay chuyên biệt trong hợp đồng tín dụng đồng tài trợ, ngoài việc khách hàng vay phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại điểm a, b khoản 12 Điều 2 Thông tư 41, các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ tự thỏa thuận nội dung kiểm soát theo hợp đồng tín dụng nhưng phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu quy định tại điểm c khoản 12 Điều 2 Thông tư 41.
Nội dung bài viết:
Bình luận