Cách tính dự phòng trượt giá theo Thông tư 06/2016/TT-BXD

Để giảm tối đa thiệt hại và tổn thất không mong muốn thì ta phải dự phòng được trượt giá, vậy Cách tính dự phòng trượt giá theo Thông tư 06/2016/TT-BXD như thế nào? Hãy hãy cùng luật ACC tìm hiểu nhé!

1. Nội dung Thông tư 06/2016/TT-BXD

Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn chi Tiết về nội dung, phương pháp xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng gồm sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng, tổng mức đầu tư xây dựng, dự toán xây dựng, dự toán gói thầu xây dựng, định mức xây dựng, giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng, giá ca máy và thiết bị thi công.

2. Cách tính dự phòng trượt giá theo Thông tư 06/2016/TT-BXD

Ngày 02/10/2019, Bộ Xây dựng đã có công văn 2334/BXD-KTXD gửi về Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn xác định chi phí dự phòng trượt giá trong giai đoạn khai thác các dự án đầu tư theo hình thức PPP.

  1. Hiện nay các quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng đã hướng dẫn xác định chi phí đầu tư từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc xây dựng và đưa công trình vào khai thác, vận hành. Phương pháp xác định các thành phần chi phí trong tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể tại Thông tư 06/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.

Theo đó, chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong giai đoạn đầu tư xây dựng công trình được xác định bằng cách tính bình quân các chỉ số giá xây dựng liên hoàn theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán, không tính đến những thời điếm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng.

  1. Đối với chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong giai đoạn khai thác vận hành theo nội dung tại văn bản số 6800/BGTVT-ĐTCT, Bộ Xây dựng đề nghị Bộ Giao thông vận tải căn cứ vào quy trình bảo trì đường bộ (sửa chữa thường xuyên, sửa chữa nhỏ, sửa chữa lớn) trên cơ sở đó vận dụng các quy định của Thông tư 06/2016/TT-BXD, hệ thống định mức, đơn giá được cơ quan nhà nước có thâm quyền công bố, ban hành để xác định chi phí vận hành cho phù hợp. Việc xác định chi phí cho yếu tố trượt giá đối với các khoản mục chi phí cần thiết trong giai đoạn khai thác vận hành cần đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ, phù hợp với đặc điểm và tính chất của từng dự án, loại công trình, theo khu vực xây dựng và phải tính đến xu hướng biến động của các yếu tố chi phí, giá cả trong khu vực và quốc tế (nếu có).

Các hạng mục chi phí chính trong trong giai đoạn vận hành, khai thác đường bộ bao gồm Chi phí quản lý, khai thác vận hành và Chi phí bảo trì công trình. Theo đó, việc xác định dự phòng cho yếu tố trượt giá đối với các chi phí này khi lập phương án tài chính của các dự án đầu tư theo hình thức PPP có thể được vận dụng trên cơ sở:

- Đối với chi phí quản lý, khai thác vận hành: Sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trung bình của 10 năm gần nhất và có xem xét loại trừ các năm có CPI biến động lớn.

- Đổi với chi phí bảo trì công trình: Sử dụng chỉ số giá xây dựng tại khu vực xây dựng của dự án của tối thiểu 05 năm gần nhất theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2016/TT-BXD (không tính đến yếu tố có biến động bất thường).

Trên đây là toàn bộ nội dung hướng dẫn của chúng tôi về Cách tính dự phòng trượt giá theo Thông tư 06/2016/TT-BXD. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Công ty Luật ACC đồng hành pháp lý cùng bạn!

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo