Trong nhiều tình huống thực tế, kế toán cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm cho một hay một số hóa đơn đã lập trước đó.Hiện nay pháp luật cũng cho ra đời rất nhiều Thông tư , Nghị định liên quan đến việc xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm, cụ thể là thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số điều cụ thể so với 39/2014/TT-BTC trước đây. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về mộ mục liên quan đến vấn đề này, chính là cách lập hóa đơn điều chỉnh theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
Cách lập hóa đơn điều chỉnh theo Thông tư 78
1. Điểm mới của Thông tư 78/2021/TT-BTC
2. Nội dung trên hóa đơn theo thông tư 78/2021/TT- BTC
- Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
- Đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
3.Các mẫu hóa đơn điều chỉnh và hướng dẫn cách viết
3.1. Các mẫu hóa đơn
- Điều chỉnh tăng đơn giá hàng hóa
- Điều chỉnh tăng số lượng hàng hóa
- Điều chỉnh tăng tiền thuế
- Điều chỉnh giảm đơn giá hàng hóa
- Điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa
- Điều chỉnh giảm tiền thuế
- Điều chỉnh tên hàng hóa
- Điều chỉnh mã số thuế
3.2. Hương dẫn cách viết chung
Bước 1: Ghi lý do điều chỉnh giảm
Bạn truy cập phân hệ Lập hóa đơn như bình thường và chọn mục Lập hóa đơn điều chỉnh. Sau đó, lựa chọn hóa đơn sai sót gốc, các phần mềm đều sẽ kế thừa dữ liệu thông tin từ hóa đơn gốc sang hóa đơn điều chỉnh.
Tại đây, bạn cần ghi rõ lý do điều chỉnh hóa đơn theo mẫu: Điều chỉnh …..(1)….. từ …..(2)……. thành ……(3). Ví dụ: Điều chỉnh giảm giá hàng bán sản phẩm A từ 2,000,000đ/kg còn 1,000,000đ/kg
Bước 2: Viết nội dung trên hóa đơn điều chỉnh giảm
Bước 3: Ký số và gửi hóa đơn cho người mua
- Nếu hóa đơn chỉ sai tên, địa chỉ người mua thì không cần lập hóa đơn điều chỉnh.
- Nếu điều chỉnh giảm cho các hóa đơn cũ đã lập theo nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì thì không xuất hóa đơn điều chỉnh giảm mà lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ (Theo khoản 6, điều 12 thông tư 78/2021/NĐ-CP)
4. Một số câu hỏi liên quan thường gặp?
-Trường hợp không thể ký số điện tử là do đâu?
Thường sẽ có những trường hợp sau đây:
- TH1: Nhà cung ứng chưa cài đặt phương thức ký cho bạn nên không ký được.
- TH2: Bạn chưa cắm chữ ký số vào máy hoặc cắm vào mà máy chưa nhận, chưa setup chữ ký số.
-Cách để xử lý hóa đơn điện tử bị sai do nhầm ký hiệu hóa đơn như thế nào ? Trường hợp phát hành nhầm vào ký hiệu chưa được đăng ký thành công cới cơ quan thuế xử lý ra sao?
Nếu thuộc trường hợp Ký hiệu trên file thông báo phát hành hóa đơn X của công ty khác so với ký hiệu của mẫu hoác đơn hoặc quyết định thì bạn cần liên hệ lại chi cục thuế quản lý để có hướng xử lý. Thường sẽ có 2 cách như sau:
- Thứ nhất, Làm công văn hủy thông báo phát hành hóa đơn cũ (Hủy thông báo bằng công văn giấy chứ không phải hủy số lượng hóa đơn đã đặt nhé)
- Thứ hai, Nộp lại thông báo phát hành hóa đơn với ký hiệu đúng
-Hóa đơn điện tử sai sót đã được cấp mã, chưa gửi cho người mua thì xử lý như thế nào?
Người bán thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Hủy hóa đơn điện tử sai sót.
- Bước 2: Lập hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua.
- Bước 3: Nộp thông báo theo Mẫu 04/SS-HĐĐT cho cơ quan thuế.
Lưu ý:
- Có thể lập Mẫu 04/SS-HĐĐT cho từng hóa đơn có sai sót hoặc cho nhiều hóa đơn điện tử sái sót.
- Thời hạn nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về khôi phục hóa đơn điện tử đã hủy. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến khôi phục hóa đơn điện tử đã hủy, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website Công ty Luật ACC để được hướng dẫn.
Nội dung bài viết:
Bình luận