Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT thêm phụ lục giảm thuế GTGT xuống 8%

Việc giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết 43/2022/QH15 và Nghị định 15/2022/NĐ-CP đã được triển khai áp dụng cho nhiều loại hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp. Ngoài nắm bắt mức giảm chính xác của hàng hóa, dịch vụ trong doanh nghiệp, các doanh nghiệp cũng cần chú ý đến việc kê khai thuế GTGT thêm phụ lục giảm thuế GTGT xuống 8% trên phần mềm kê khai thuế HTKK. Vat

Hướng dẫn cách kê khai thuế GTGT thêm phụ lục giảm thuế GTGT xuống 8%

1. Cơ sở pháp lý để giảm thuế giá trị gia tăng 

  • Văn bản hợp nhất số 01/VBHN-VPQH Luật thuế giá trị gia tăng 2016
  • Nghị quyết 43/2022/QH15
  • Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 43 (có hiệu lực từ 01/02/2022)

2. Đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng xuống còn 8%

Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP quy định giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:
  • Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I: tại đây.
  • Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Trình tự, thủ tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng

  • Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ: khi lập hoá đơn giá trị gia tăng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại dòng thuế suất thuế giá trị gia tăng ghi “8%”; tiền thuế giá trị gia tăng; tổng số tiền người mua phải thanh toán. Căn cứ hóa đơn giá trị gia tăng, cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ kê khai thuế giá trị gia tăng đầu ra, cơ sở kinh doanh mua hàng hóa, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
  • Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu: khi lập hoá đơn bán hàng cung cấp hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng, tại cột “Thành tiền” ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm, tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ” ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu, đồng thời ghi chú: “đã giảm... (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”.
  • Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng. Trường hợp cơ sở kinh doanh không lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng thì không được giảm thuế giá trị gia tăng.
  • Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định này thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
  •  Trường hợp cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm thuế giá trị gia tăng đã phát hành hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì cơ sở kinh doanh thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
  • Cơ sở kinh doanh quy định tại Điều này thực hiện kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này cùng với Tờ khai thuế giá trị gia tăng.

4. Cách lập phụ lục giảm thuế GTGT (cả 2 phương pháp: khấu trừ và trực tiếp)

Cách lập tờ khai thuế GTGT và Phụ lục giảm thuế theo phương pháp khấu trừ
Ví dụ: trong kỳ doanh nghiệp cung cấp 3 mặt hàng: bánh, kẹo, rượu. Trong đó, mặt hàng bánh, kẹo thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT, mặt hàng rượu không thuộc đối tượng giảm thuế. Cách lập tờ khai và phụ lục giảm thuế GTGT của doanh nghiệp này sẽ được thực hiện như sau:
  • Bước 1: đăng nhập vào HTKK, chọn tờ khai thuế GTGT
  • Bước 2: chọn tờ khai thuế GTGT mẫu số 01 (áp dụng theo Thông tư 80), chọn tờ khai tháng hoặc quý bằng cách tích chọn vào ô tương ứng
  • Bước 3: điền kỳ tính thuế
  • Bước 4: tại danh sách Phụ lục, kéo chọn PL 43/2022/QH15, bấm đồng ý
  • Bước 5: HTKK hiển thị tờ khai Phụ lục, thực hiện kê khai Phụ lục giảm thuế GTGT
  • Bước 6: tại Phụ lục giảm thuế GTGT, chỉ điền thông tin các mặt hàng giảm thuế
  • Bước 7: quay lại Tờ khai điền danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10% và điền bình thường các chỉ tiêu còn lại trong tờ khai như trước đây
  • Bước 8: kết xuất ra file xml và nộp
Cách lập tờ khai thuế GTGT và Phụ lục giảm thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Ví dụ doanh nghiệp kinh doanh mảng khách sạn, nghĩa là có dịch vụ lưu trú và có cung cấp đồ uống là rượu cho khách, vậy dịch vụ lưu trú thuộc đối tượng được giảm thuế, mặt hàng rượu thì không. Vậy cách lập tờ khai thuế GTGT và Phụ lục giảm thuế GTGTtheo phương pháp trực tiếp như sau:
  • Bước 1: đăng nhập HTKK, chọn tờ khai thuế mẫu số 04 (áp dụng Thông tư 80)
  • Bước 2: chọn tờ khai tháng hoặc quý bằng cách tích chọn ô tương ứng
  • Bước 3: điền kỳ tính thuế
  • Bước 4: tại danh sách Phụ lục, kéo chọn PL 43/2022/QH15, bấm đồng ý
  • Bước 5: HTKK hiển thị tờ khai Phụ lục, thực hiện kê khai Phụ lục giảm thuế GTGT
  • Bước 6: tại Phụ lục giảm thuế GTGT, chỉ điền thông tin các mặt hàng giảm thuế
  • Bước 7: quay lại Tờ khai điền danh mục hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 10%, lưu ý phải tự tính và sửa lại số thuế cần phải nộp sau khi giảm (khác với phương pháp khấu trừ)
  • Bước 8: kết xuất ra file xml và nộp.

Xem thêm: Thuế giá trị gia tăng đầu vào là gì?

5. Các câu hỏi thường gặp 

1. Mức giảm thuế giá trị gia tăng?
a) Cơ sở kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ được áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 8% đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm
b) Cơ sở kinh doanh (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng quy định tại khoản 1 Điều này
2. Được giảm thuế VAT còn 8% nhưng vẫn xuất hóa đơn VAT 10% thì có sao không?
Về việc đẩy mạnh triển khai thực hiện giảm thuế GTGT theo quy định tại Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị định số 15 của Chính phủ, Tổng cục Thuế đã có Công điện số 02/CĐ-TCT về vấn đề này: đối với các trường hợp cố tình vi phạm, phải xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Như vậy, đối với trường hợp đơn vị vẫn xuất hoá đơn giữ nguyên 10% cho các sản phẩm, dịch vụ được giảm thuế xuống 8% mà không áp dụng giảm thuế theo quy định thì sẽ bị xử phạt vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Hoá đơn VAT 8% nhưng xuất hóa đơn nhầm VAT 10% thì phải làm gì?
Trường hợp NNT đã xuất nhầm hoá đơn ghi thuế suất 10% cho hàng hoá, dịch vụ thuộc diện được áp dụng thuế suất 8% từ 1/2/2022 thì NNT lập hoá đơn điều chỉnh hoặc thay thế cho hoá đơn đã lập. Hoá đơn mới ghi thuế suất đúng là 8%.
Trường hợp đã lập hoá đơn ghi thuế suất 8% nhưng không tách riêng mà ghi chung trên một hoá đơn hàng hoá, dịch vụ có thuế suất khác nhau thì NNT cũng phải lập hoá đơn điều chỉnh hoặc thay thế hoá đơn đã lập: tách riêng hoá đơn có thuế suất 8%.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (826 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo