Cách ghi nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 22

Mẫu nhận xét học bạ lớp 5 có cho từng đối tượng học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu. Cùng những lời nhận xét về năng lực, phẩm chất của học sinh, giúp thầy cô sẽ đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác hơn. Năm học 2020 – 2021, học bạ ở lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 vẫn ghi theo Thông tư 22, còn lớp 1 ghi theo Thông tư 27. Vậy, Cách ghi nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 22 như thế nào?

Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Cách ghi nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 22 để cùng giải đáp các thắc mắc.

Xem thêm: Cách ghi học bạ lớp 1 theo Thông tư 27

1. Cách ghi nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 22 

- Đối tượng học sinh giỏi

a) Nắm vững kiến thức cơ bản môn học Toán + Tiếng Việt. Kỹ năng tiếp thu bài, tính toán nhanh nhẹn. Giọng đọc tốt, biết cách hành văn. Rèn thêm giải toán có nhiều cách giải khác nhau.
b) Tự quản, tự phục vụ tốt, biết giao tiếp, hợp tác, tự học.
c) Chăm học, chăm làm, tự tin, đoàn kết, yêu quý mọi người.
a) Nắm vững kiến thức các môn đã học trong năm. Đọc viết tương đối tốt, chữ viết đẹp. Kĩ năng tính thành thạo. Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải toán liên quan.
b) Biết tự phục vụ, khả năng tự quản chưa tốt. Biết giao tiếp ứng xử phù hợp.
c) Chăm học, đoàn kết tốt, tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống.
a) Kĩ năng đọc, viết tốt, chữ viết đẹp, tính toán cẩn thận, chính xác, vẽ đẹp. Làm văn chưa sinh động.
b) Biết tự phục vụ, hợp tác, giao tiếp, tự học.
c) Chăm học, chăm làm, đoàn kết với mọi người.
a) Kĩ năng đọc, viết tốt, chữ viết đẹp, đúng mẫu. Biết vận dụng những kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập toán có liên quan.
b) Có khả năng tự phục vụ, tự quản, giao tiếp và giải quyết các vấn đề.
c) Chăm học, đoàn kết, tự tin trong cuộc sống, yêu thương mọi người.
5.a) Hiểu và vận dụng tốt kiến thức môn khoa học trong tháng.

b) Có ý thức tự học, tự quản đồ dùng.
c) Kính trọng người lớn tuổi, giúp đỡ bạn.
- Đối tượng học sinh khá

1.a) Chữ viết đẹp. Cần rèn giọng đọc cho hay hơn. Tính toán đôi chỗ còn nhầm lẫn. Cần rèn kĩ năng về làm tính.
b) Biết tự phục vụ, tự quản. Khả năng giao tiếp chưa tốt.
c) Chăm học, chăm làm, đoàn kết tốt. Chưa mạnh dạn trong học tập.
2.a) Nắm được kiến thức cơ bản các môn học trong tháng. Kĩ năng đọc to, rõ ràng. Cần rèn nhiều hơn về một số bài toán có lời văn, tập làm văn.
b) Biết tự phục vụ, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề.
c) Đoàn kết, chăm làm, trung thực, yêu quý thầy cô, bạn bè
3.a) Kĩ năng đọc tương đối tốt. Biết vận dụng những kiến thức đã học vào để làm các bài tập Toán. Chữ viết chưa đẹp, chưa đúng độ cao còn tẩy xóa nhiều. Rèn thêm chữ viết và cách trình bày.
b) Biết tự phục vụ, tự quản và giải quyết các vấn đề.
c) Chăm học, đoàn kết, thương yêu mọi người xung quanh.
- Đối tượng học sinh trung bình

1.a) Nắm được kiến thức cơ bản môn Toán + Tiếng Việt đã học trong tháng. Kĩ năng đọc, viết, tính toán tương đối tốt. Khả năng hành văn chưa hay, giải toán còn chậm. Rèn viết đọc văn, bài văn, kĩ năng giải toán.

b) Ý thức tự phục vụ tốt, biết giao tiếp, hợp tác và giải quyết vấn đề.
c) Đoàn kết, trưng thực, tự tin, chăm làm, yêu quý bạn, thầy cô.
2.a) Thuộc lời ca bài hát tương đối khá trong tháng, ý thức học chưa mạnh. Hướng dẫn thêm.

b) Bước đầu biết tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
c) Đoàn kết, yêu thương bạn bè.
- Đối tượng học sinh yếu

a) Chưa nắm vững kiến thức môn Toán + Tiếng Việt trong tháng…. Bước đầu có cố gắng học tập, luyện tập, thực hành song còn chậm. Rèn kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia, giải toán, rèn kĩ năng đọc, làm văn viết.
b) Biết tự phục vụ, giao tiếp, bước đầu biết tự học và giải quyết vấn đề.
c) Chăm làm, đoàn kết, tự tin, biết nhận lỗi, sửa lỗi.
a) Nắm được kiến thức đã học trong tháng ….. Rèn kỹ năng đọc, viết, làm tính. Rèn kỹ năng giải toán. Luyện đọc và làm lại các phép tính sai đã học trong sách giáo khoa.
b) Có khả năng tự phục vụ, tự quản.
c) Đoàn kết yêu thương mọi người. Tính còn rụt rè, nhút nhát.
3.a) Kỹ năng đọc viết chưa tốt, tính toán thiếu cẩn thận. Làm văn sai nhiều lỗi chính tả. Cần rèn đọc, viết nhiều hơn nữa, rèn cách đặt tính và tính đúng hơn.

b) Biết tự phục vụ cho bản thân
c) Trung thực, đoàn kết với mọi người.
4.a) Nắm được kiến thức đã học của các môn trong tháng ….. Kĩ năng đọc, viết chưa tốt còn sai dấu thanh. Phần chuyển đổi các đơn vị đo đại lượng dưới dạng số thập phân chưa chắc. Tăng cường rèn đọc, viết và chuyển đổi các đơn vị đo.
b) Biết tự phục vụ, hợp tác và giải quyết các vấn đề.
c) Đoàn kết với bạn bè. Biết yêu thương mọi người xung quanh.
a) Chưa nắm vững kiến thức môn học. Nhớ lại một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
b) Ý thức tự học chưa cao.
c) Chưa tích cực tham gia hoạt động nhóm.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền rút học bạ

hoc-ba-300x205

2. Câu hỏi thường gặp

- Học sinh là ai?

Học sinh hay học trò là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (6-18 tuổi) đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Học sinh là đối tượng cần sự giáo dục của cả gia đình và nhà trường, vì vậy thông thường học sinh được tạo điều kiện đi học ở gần nhà. Học sinh rất dễ bị tác động bởi các hiện tượng xã hội, vì vậy rất cần thiết sự theo dõi, định hướng, giáo dục từ gia đình và nhà trường.

- Đánh giá là gì?

Đánh giá là một bản án có mục đích được thiết lập để xem xét một tập hợp các tiêu chí hoặc các chuẩn mực, giá trị, tầm quan trọng hoặc ý nghĩa của một cái gì đó trên thực tế.

- Năng lực của học sinh đánh giá như thế nào?

+ Tự phục vụ, tự quản

+ Hợp tác

+ Tự học và giải quyết vấn đề

+ Chăm học, chăm làm

+ Tự tin, trách nhiệm

+ Trung thực, kỉ luật

+ Đoàn kết, yêu thương

+ Tự học và giải quyết vấn đề

Xem thêm: Công chứng học bạ cần gì?

Trên đây là nội dung về Cách ghi nhận xét học bạ lớp 5 theo Thông tư 22 mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.

 

 

 

 

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo