Việc tặng giấy khen cho học sinh vào dịp cuối mỗi năm học nhằm ghi nhận những thành tích đã đạt được trong năm học qua, đồng thời có tác dụng động viên, khích lệ học sinh cố gắng hơn trong học tập. Tuy vậy, nội dung giấy khen theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT có những nội khác biệt so với trước đây. Cụ thể, cách ghi giấy khen theo Thông tư 22 sẽ như thế nào?
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Cách ghi giấy khen theo Thông tư 22 để cùng giải đáp các thắc mắc.
Xem thêm: Quyết định ban hành quy chế thi đua khen thưởng?
1. Cách ghi giấy khen theo Thông tư 22
Theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT, Học sinh tiểu học sẽ không còn các danh hiệu Học sinh trung bình, khá, giỏi hay xuất sắc... theo mẫu trước đây, thay vào đó là những lời khen tặng, nhận xét dựa trên sự tiến bộ của từng cá nhân học sinh. Nội dung được ghi trong giấy khen là khen từng môn, từng mặt như Toán, Tiếng Việt, khoa học.... thậm chí là sự phấn đấu vượt trội trong rèn luyện.
Việc khen thưởng theo khả năng và sở trường của mỗi em. Học sinh tiểu học sẽ được xếp loại theo từng môn học, từng hoạt động giáo dục. Học lực của học sinh mới chỉ là một phần trong sự trưởng thành của các em suốt năm học. Do vậy, việc khen thưởng theo danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến đã không còn phù hợp với yêu cầu, mục tiêu giáo dục.
Việc thay đổi căn bản trong đánh giá và khen thưởng Học sinh tiểu học góp phần xóa bỏ bệnh thành tích nên không quy đổi ra giỏi hay khá hay xuất sắc.
Một số cách viết giấy khen dành cho học sinh như sau:
+ “Học sinh tiêu biểu”;
+ “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”;
+ “Nổi bật về phát triển phẩm chất”;
+ “Hoàn thành tốt các môn tiểu học và phát triển năng lực phẩm chất”;
+ “Đạt thành tích nổi trội trong học tập”;
+ “Đạt thành tích trong rèn luyện và học tập”
+ “Đạt thành tích về phẩm chất, năng lực”;
+ “Đạt thành tích nổi bật về môn…”.
+ “Con hoàn thành tốt các môn về Mỹ thuật và Đạo đức”;
+ “Con có thành tích vượt trội về môn Toán, Lịch sử, Địa lý, Tin học, Mỹ Thuật”;
+ “Con đạt thành tích nổi trội vượt bậc môn Toán”…\
Xem thêm: Công văn đề nghị khen thưởng
2. Nội dung khen thưởng của Thông tư 22/2016/BGDĐT
Theo thông tư 22, vào giữa hay cuối mỗi học kì, căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên, việc đánh giá định kỳ sẽ được chia thành các mức: Hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành đối với từng môn học. Riêng đối với các tiêu chí về năng lực, phẩm chất sẽ gồm 3 mức: Tốt, đạt, cần cố gắng.
Các bài kiểm tra cũng được điều chỉnh và thiết kế theo bốn mức thay vì ba mức như trước đây, giúp đánh giá và phân loại học sinh được chính xác, rõ ràng hơn.
Về hồ sơ đánh giá, Thông tư 22 cũng quy định hồ sơ đánh giá chỉ còn hai loại: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp và học bạ, thay vì có năm loại như trước đây, giúp tiết kiệm tối đa thời gian trong việc làm hồ sơ, giấy tờ.
Về khen thưởng cuối năm, việc khen thưởng học sinh theo Thông tư 22 được chia thành hai hạng mục:
Học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập và rèn luyện: kết quả đánh giá các môn học đạt “Hoàn thành tốt”, các năng lực, phẩm chất đạt “Tốt”, bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên.
Học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về ít nhất một môn học hoặc ít nhất một năng lực, phẩm chất được giáo viên giới thiệu và tập thể lớp công nhận.
Xem thêm: Tờ trình đề nghị khen thưởng
3. Câu hỏi thường gặp
- Khen thưởng là gì?
Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thi đua là gì?
Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Ngoài giấy khen, còn hình thức khen thưởng nào?
Bộ GD-ĐT đã ban hành Thông tư 27 về đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học áp dụng cho chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo đó, vào cuối năm học, hiệu trưởng tặng danh hiệu “học sinh xuất sắc” hoặc “học sinh tiêu biểu” hoàn thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh thực sự xứng đáng, được tập thể lớp công nhận.
Việc khen thưởng đột xuất được áp dụng với học sinh có thành tích đột xuất trong năm học. Học sinh có thành tích đặc biệt được nhà trường xem xét, đề nghị cấp trên khen thưởng.
Bên cạnh đó, quy định mới về giá học sinh tiểu học bổ sung hình thức “thư khen” trong hoạt động khen thưởng học sinh. Theo Bộ GD-ĐT, hình thức này nhằm động viên kịp thời những học sinh có thành tích, cố gắng trong quá trình học tập, rèn luyện phẩm chất, năng lực hoặc có những việc làm tốt, tạo thêm động lực cho các em.
Hình thức viết trên giấy khen vào cuối năm học được ghi theo danh hiệu đạt được nên tạo thuận lợi cho giáo viên và khắc phục một số hạn chế hiện nay.
Trên đây là nội dung về Cách ghi giấy khen theo Thông tư 22 mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận