Các loại hồ sơ giáo viên theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT

Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành. Thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định. Vậy những quy định liên quan đến thông tư là những quy định nào? Hiệu lực và cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư? Cơ quan ban hành thông tư? Thông tư có hiệu lực khi nào? Cách soạn thảo thông tư? Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT về loại hồ sơ giáo viên quy định những gì? Các loại hồ sơ giáo viên theo thông tư 32/2018/TT-BGDĐT bao gồm những loại nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây về nội dung của thông tư này để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể về việc này.

Thong Tu

các loại hồ sơ giáo viên theo thông tư 32

1. Thông tư là gì?

Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước ban hành, thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.

Thông tư được ban hành bởi các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành để thực hiện việc quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức và những vấn đề khác được Luật tổ chức Tòa án nhân dân và luật khác có liên quan giao.

Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để quy định, những vấn đề được Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và luật khác có liên quan giao.

Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành thông tư để quy định:

  • Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ;
  • Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình.

Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành thông tư liên tịch để quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan này trong việc thực hiện trình tự, thủ tục tố tụng.

2. Thẩm quyền ban hành thông tư

Thông tư là hình thức văn bản pháp luật được một số chủ thể có thẩm quyền ban hành như Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

3. Thông tư có hiệu lực khi nào?

Sau khi tìm hiểu khái niệm thông tư là gì? cũng như biết được cơ quan nào là cơ quan ban hành thông tư thì trong phần bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn xác định được hiệu lực thi hành của thông tư là khi nào?

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì một vài nguyên tắc để xác định hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó là:

– Ta sẽ dựa vào thông tin được quy định trực tiếp, cụ thể tại một điều luật nào đó trong văn bản quy phạm pháp luật.

– Trong trường hợp, trong văn bản quy phạm pháp luật không có điều khoản cụ thể quy định về ngày, tháng, năm có hiệu lực thì ta sẽ áp dụng cách xác định thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật đó như sau (theo điều 151 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):

+ Đối với các văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước cấp Trung ương ban hành thì thông thường sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hoặc kể từ ngày được thông qua văn bản đó.

+ Đối với những văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân ở cấp tỉnh thì hiệu lực của văn bản đó sẽ là sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.

+ Còn đối với một số văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân tại cấp huyện và cấp xã thì sau 07 ngày tính từ ngày ký ban hành thì văn bản đó sẽ có hiệu lực.

=> Thông tư sẽ có hiệu lực theo ngày, tháng, năm cụ thể được ghi nhận trong chính điểu khoản của thông tư đó hoặc sẽ có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký hay kể từ ngày được thông qua (vì đây là một văn bản do cấp Trung ương ban hành)

4. Hồ sơ giáo viên bao gồm những gì?

Hồ sơ giáo viên là những loại sổ sách mà giáo viên cần có. Đối với giáo viên tiểu học và giáo viên cấp THCS và THPT thì có những loại hồ sơ cũng khác nhau.

– Đối với giáo viên tiểu học

Căn cứ theo khoản 2 điều 21 Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ giáo viên bao gồm:

 

“ a) Kế hoạch bài dạy.

b) Sổ ghi chép sinh hoạt chuyên môn, dự giờ và theo dõi đánh giá kết quả học tập của học sinh.

c) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm).

d) Sổ công tác Đội (đối với Tổng phụ trách Đội)

– Đối với giáo viên THCS và THPT

Theo khoản 3 điều 21 thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT thì hồ sơ bao gồm:

“ a) Kế hoạch giáo dục của giáo viên (theo năm học).

b) Kế hoạch bài dạy (giáo án).

c) Sổ theo dõi và đánh giá học sinh.

d) Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp).”

5. Mẫu biên bản kiểm tra hồ sơ giáo viên

TRƯỜNG…

TỔ:……

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 

 

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN KIỂM TRA HỒ SƠ GIÁO VIÊN

Vào hồi … h … ngày … tháng … năm ………, Tổ…….tiến hành kiểm tra hồ sơ giáo viên với thành phần và nội dung kiểm tra như sau:

I – Thành phần kiểm tra:

1- Người kiểm tra: …………………………………………

2- Người được kiểm tra: ……………………………………….

II – Nội dung kiểm tra:

1- Giáo án:

– Nhận xét: ………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

2- Sổ điểm :

– Đã vào điểm đến tháng thứ …… so với yêu cầu thì ……………………………..

– Nhận xét: …………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

3- Sổ chủ nhiệm:

– Đã lên kế hoạch đến tuần thứ …… so với yêu cầu thì ……………………………

………………………………………………………………………………………

4- Sổ dự giờ:

– Đã dự giờ đến tiết thứ …… so với yêu cầu thì ……………………………………

– Nhận xét: …………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

5- Sổ công tác (Sổ họp):

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

6- Các loại sổ sách khác (nếu có):

………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………

Đánh giá xếp loại chung: …………….……………………………………………

………………………………………………………………………………………

Biên bản kết thúc vào hồi …h… ngày … tháng … năm ………

Bài viết trên là những thông tin chi tiết và cụ thể về các loại hồ sơ giáo viên theo thông tư 32. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần giải đáp xoay quanh các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ về những vấn đề này. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo