Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.Sáp nhập doanh nghiệp là một hình thức tập trung kinh tế mà theo đó một hoặc một số doanh nghiệp có thể sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Vậy có các hình thức sáp nhập doanh nghiệp nào và các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sáp nhập doanh nghiệp bao gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của ACC để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.
Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp (Cập nhật 2023)
1. Tại sao phải sáp nhập doanh nghiệp?
Việc sáp nhập doanh nghiệp có nhiều ưu điểm như:
- Sáp nhập giúp các doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh cao khi tiết kiệm được nhân công, tăng quy mô sản xuất, tăng tính cạnh trên thị trường, mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, có thêm dây chuyền sản xuất,…. giúp hoạt động kinh doanh phát triển hơn.
- Sau khi các công ty sáp nhập thì các bên có được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng các quan hệ khách hàng từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới.
Việc sáp nhập doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích, tuy nhiên đi kèm với lợi ích sẽ xảy ra những rủi ro tìm ẩn. Do đó khi sáp nhập công ty chủ doanh nghiệp cần có sự cân nhắc lựa chọn các hình thức sáp nhập doanh nghiệp sao cho phù hợp để tránh tối đa rủi ro, có như vậy hoạt động sáp nhập doanh nghiệp mới có thể tiến hành một cách thuận lợi và hiệu quả.
Thủ tục mua bán doanh nghiệp có phức tạp không? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Mua bán doanh nghiệp
2. Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp
Hiện tại pháp luật chưa có quy định cụ thể về các hình thức sáp nhập doanh nghiệp, tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm, tính chất ta có thể chia sáp nhập doanh nghiệp thành các hình thức như sau:
2.1. Căn cứ vào chức năng của các công ty, hình thức sáp nhập doanh nghiệp có thể chia thành: sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang, chiều dọc và sáp nhập doanh nghiệp kết hợp.
- Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều ngang là hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành, cùng cạnh tranh trực tiếp và có cùng các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường. Hình thức sáp nhập doanh nghiệp này sẽ mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kinh doanh và giảm các chi phí cố định.
- Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc là hình thức sáp nhập doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường. Hình thức sáp nhập này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng chất lượng sản phẩm và giảm các chi phí trung gian, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
- Sáp nhập doanh nghiệp kết hợp là hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp trong các hoạt động kinh doanh khác nhau để hình thành một tập đoàn lớn, nhằm giảm các rủi ro nhờ đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ kinh doanh nhiều loại sản phẩm, dịch vụ.
Những điều cần biết về sáp nhập doanh nghiệp là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục và quy trình sáp nhập doanh nghiệp
2.2. Căn cứ vào các chủ thể tham gia thì hình thức sáp nhập doanh nghiệp được chia thành: sáp nhập doanh nghiệp trong nước và sáp nhập doanh nghiệp quốc tế.
- Sáp nhập doanh nghiệp trong nước là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Sáp nhập doanh nghiệp quốc tế là hình thức sáp nhập được thực hiện bởi các doanh nghiệp đa quốc gia. Đây là một trong những hình thức sáp nhập doanh nghiệp phổ biến trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay.
2.3. Căn cứ vào mục đích của hoạt động sáp nhập thì sáp nhập doanh nghiệp được chia làm 5 hình thức: sáp nhập doanh nghiệp ngang, sáp nhập doanh nghiệp dọc, sáp nhập doanh nghiệp mở rộng thị trường, sáp nhập doanh nghiệp mở rộng sản phẩm và sáp nhập tập đoàn.
- Sáp nhập doanh nghiệp ngang là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các doanh nghiệp cùng cạnh tranh trực tiếp, cùng chia sẽ thị trường và phân khúc khách hàng.
- Sáp nhập doanh nghiệp theo chiều dọc là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các doanh nghiệp trong cùng chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ.
- Sáp nhập doanh nghiệp mở rộng thị trường là hình thức sáp nhập giữa các công ty kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ nhưng ở thị trường khác nhau.
- Sáp nhập doanh nghiệp mở rộng sản phẩm là hình thức sáp nhập công ty diễn ra đối với các doanh nghiệp bán những sản phẩm khác nhau nhưng có liên quan đến nhau trong cùng một thị trường.
- Sáp nhập kiểu tập đoàn là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty không cùng lĩnh vực kinh doanh nhưng muốn đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh thành một tập đoàn lớn.
Thủ tục mua bán doanh nghiệp có phức tạp không? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Mua bán doanh nghiệp
2.4. Căn cứ vào cơ cấu tài chính thì hình thức sáp nhập doanh nghiệp được chia thành sáp nhập mua và sáp nhập hợp nhất.
- Sáp nhập mua doanh nghiệp là hình thức sáp nhập xảy ra các doanh nghiệp mua lại doanh nghiệp khác bằng tiền mặt hoặc thông qua các công cụ tài chính. Hình thức này không hình thành một pháp nhân mới, doanh nghiệp bị mua lại chấm dứt hoạt động chuyển toàn bộ quyền và nghĩa vụ cho doanh nghiệp mua lại.
- Sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp là hình thức sáp nhập diễn ra giữa các công ty để tạo ra một pháp nhân mới, theo đó các công ty bị sáp nhập sẽ ngừng tồn tại, nhập chung tài sản và nợ vào công ty mới sáp nhập.
Thủ tục mua bán doanh nghiệp có phức tạp không? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Mua bán doanh nghiệp
2.5. Căn cứ vào góc độ tài chính thì hình thức sáp nhập doanh nghiệp được chia thành hình thức thâu tóm cổ phiếu và hình thức thâu tóm tài sản.
- Thâu tóm cổ phiếu là hình thức mà ở đó các công ty tiến hành mua lại phần lớn hoặc toàn bộ cổ phiếu của công ty khác để trở thành cổ đông lớn nhất của công ty. Hình thức này được thể hiện thông qua hoạt động như mua gom cổ phiếu hoặc chuyển đổi cổ phiếu.
- Thâu tóm tài sản là hình thức các công ty mua lại một phần hoặc toàn bộ tài sản của công ty khác để dịch chuyển quyền sở hữu của doanh nghiệp. Hình thức thâu tóm này có thể được thể hiện thông qua các hoạt động như mua lại tài sản doanh nghiệp, mua nợ hoặc mua một dự án bất động sản.
2.6. Căn cứ vào tính chất thì hình thức sáp nhập được chia thành: sáp nhập doanh nghiệp thân thiện và sáp nhập doanh nghiệp thù nghịch.
- Sáp nhập doanh nghiệp thân thiện là hình thức sáp nhập khi công ty bị sáp nhập đồng ý và ủng hộ giao dịch sáp nhập đó, xuất phát từ lợi ích chung của hai bên.
- Sáp nhập doanh nghiệp thù nghịch là hình thức sáp nhập khi công ty bị sáp nhập không đồng ý và phản đối giao dịch sáp nhập đó, sử dụng các biện pháp nhằm chống lại sự thâu tóm từ phía công ty sáp nhập.
3. Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.
- Luật canh tranh 2018 số 23/2018/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2018 có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2019
4. Phí dịch vụ làm hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Phí dịch vụ làm hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp là bao nhiêu?
Công ty ACC cung cấp dịch vụ làm hồ sơ sáp nhập doanh nghiệp với chi phí thấp giúp quý khách hàng hoàn thiện hồ sơ, các thủ tục pháp lý nhanh chóng và chính xác nhất.
Thủ tục mua bán doanh nghiệp có phức tạp không? Mời Quý độc giả theo dõi bài viết Mua bán doanh nghiệp
5. Một số các câu hỏi thường gặp.
Sáp nhập doanh nghiệp là gì?
- Sáp nhập doanh nghiệp có thể hiểu là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, một hoặc một số công ty (được gọi là công ty bị sáp nhập) chuyển toàn bộ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của mình vào một công ty khác (gọi là công ty nhận sáp nhập). Đồng thời chấm dứt toàn bộ mọi hoạt động của công ty bị sáp nhập.
Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp là gì?
- Bước 1: Các doanh nghiệp liên quan chuẩn bị đầy đủ hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập.
- Bước 2: Các thành viên, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc các cổ đông của các doanh nghiệp liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập và điều lệ doanh nghiệp nhận sáp nhập.
- Bước 3: Các bên tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp/ công ty nhận sáp nhập theo quy định.
Điều kiện sáp nhập doanh nghiệp là gì?
- Nếu công ty sáp nhập chiếm từ 30% đến 50% thị phần trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty nhận sáp nhập bắt buộc phải thông báo cho Cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành quá trình sáp nhập. Ngoại trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.
- Nghiêm cấm những trường hợp sáp nhập mà công ty nhận sáp nhập chiếm trên 50% thị phần của thị trường liên quan. Ngoại trừ trường hợp được quy định khác trong Luật cạnh tranh.
Công ty Luật ACC có dịch vụ sáp nhập doanh nghiệp không?
- Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Luật ACC tự hào dịch vụ tư vấn liên quan vấn đề dịch vụ sang tên xe công ty cho cá nhân là dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng,nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Các hình thức sáp nhập doanh nghiệp. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về sáp nhập doanh nghiệp. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !
Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty trọn gói hãy liên hệ ngay
CÔNG TY LUẬT ACC
Tư vấn: 1900.3330
Zalo: 084.696.7979
Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn
Mail: [email protected]
Địa chỉ Công ty Luật ACC
Hồ Chí Minh: Tầng 8, 520 Cách Mạng Tháng 8, P. 11, Q. 3 |
Quận 1: 221 Trần Quang Khải, P. Tân Định |
Hà Nội: Tầng 8, 18 Khúc Thừa Dụ, P. Dịch Vọng, Q. Cầu giấy |
Quận 4: 192 Nguyễn Tất Thành, P. 13 |
Bình Dương: 97 Huỳnh Văn Cù, Phường Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một |
Quận 6: 33G Tân Hoà Đông, P. 13 |
Đà Nẵng: Tầng 3, Số 5 Cao Thắng, P. Thanh Bình, Q. Hải Châu |
Quận 11: 8 Hòa Bình, P. 5 |
Đồng Nai: 45 Đồng Khởi, Tổ 41, KP8, Phường Tân Phong, Tp Biên Hòa |
Quận 12: B99 Quang Trung, P. Đông Hưng Thuận |
Khánh Hoà: 138 Thống Nhất, P.Vạn Thắng, TP.Nha Trang |
Quận Bình Thạnh: 395 Nơ Trang Long, P.13 |
|
Quận Gò Vấp: 1414 Lê Đức Thọ, P. 13 |
|
Quận Tân Bình: 264 Âu Cơ, P. 9 |
|
Quận Tân Phú: 385 Lê Trọng Tấn, P.Sơn Kỳ |
Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận