Các hình thức kỷ luật trong quân đội tại Việt Nam theo Thông tư 16/2020/TT-BQP

Thông tư 16/2020/TT-BQP do Bộ Quốc phòng ban hành ngày 21 tháng 02 năm 2020 quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng  Hãy cùng ACC tìm hiểu Các hình thức kỷ luật trong quân đội tại Việt Nam theo Thông tư 16/2020/TT-BQP. 

Các hình thức kỷ luật trong quân đội tại Việt Nam theo Thông tư 16/2020/TT-BQP

1. Giới thiệu về Thông tư 16/2020/TT-BQP 

Thông tư này quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.

Thông tư này áp dụng đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ (sau đây gọi chung là quân nhân), công chức quốc phòng, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng (sau đây gọi chung là công chức, công nhân và viên chức quốc phòng) và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 08 tháng năm 2020 và thay thế Thông tư số 192/2016/TT-BQP ngày 26 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.

2. Mục lục Thông tư 16/2020/TT-BQP 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Điều 4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật

Điều 5. Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng

Điều 6. Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật

Điều 7. Khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật

Điều 8. Tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật

Điều 9. Bồi thường thiệt hại

Điều 10. Hình thức kỷ luật

Chương II

XỬ LÝ KỶ LUẬT ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT NHÀ NƯỚC, ĐIỀU LỆNH, ĐIỀU LỆ QUÂN ĐỘI

Điều 11. Vi phạm chế độ trách nhiệm của người chỉ huy

Điều 12. Vi phạm quyền hạn của người chỉ huy

Điều 13. Chống mệnh lệnh

Điều 14. Chấp hành không nghiêm mệnh lệnh

Điều 15. Cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ

Điều 16. Làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên

Điều 17. Làm nhục hoặc dùng nhục hình đối với cấp dưới

Điều 18. Làm nhục, hành hung đồng đội

Điều 19. Vắng mặt trái phép

Điều 20. Đào ngũ

Điều 21. Trốn tránh nhiệm vụ

Điều 22. Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất tài liệu bí mật quân sự

Điều 23. Báo cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo

Điều 24. Vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, trực nghiệp vụ

Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo vệ

Điều 26. Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn

Điều 27. Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Điều 28. Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự

Điều 29. Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm

Điều 30. Quấy nhiễu nhân dân

Điều 31. Lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ

Điều 32. Ngược đãi tù binh, hàng binh

Điều 33. Chiếm đoạt tài sản

Điều 34. Vi phạm phong cách quân nhân

Điều 35. Vi phạm trật tự công cộng

Điều 36. Uống rượu, bia trong giờ làm việc và say rượu, bia

Điều 37. Tổ chức cho quân nhân đi làm kinh tế trái quy định

Điều 38. Sử dụng trái phép chất ma túy

Điều 39. Xử lý kỷ luật đối với các hành vi vi phạm khác

Điều 40. Xử lý kỷ luật đối với người vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt

Chương III

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC, THỜI HIỆU, THỜI HẠN VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT

Điều 41. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật

Điều 42. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong một số trường hợp đặc biệt

Điều 43. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật

Điều 44. Thời hạn công nhận tiến bộ

Điều 45. Thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với người vi phạm kỷ luật thuộc quyền quản lý

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 46. Hiệu lực thi hành

Điều 47. Trách nhiệm thi hành

2. Các hình thức kỷ luật trong quân đội tại Việt Nam theo Thông tư 16/2020/TT-BQP

Điều 10. Hình thức kỷ luật

1. Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Hình thức kỷ luật đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thực hiện theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Khoản 1 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Giáng cấp bậc quân hàm;

đ) Giáng chức;

e) Cách chức;

g) Tước quân hàm sĩ quan;

h) Tước danh hiệu quân nhân.

2. Hình thức kỷ luật đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thực hiện theo quy định Khoản 1 Điều 60 Luật Nghĩa vụ quân sự được xếp từ thấp đến cao như sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Giáng cấp bậc quân hàm;

d) Giáng chức;

đ) Cách Chức;

e) Tước danh hiệu quân nhân.

3. Hình thức kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thực hiện theo quy định Khoản 2 Điều 50 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được xếp từ thấp đến cao như sau:

a) Khiển trách;

b) Cảnh cáo;

c) Hạ bậc lương;

d) Buộc thôi việc.

 

Như vậy, ACC đã cung cấp đến các bạn Các hình thức kỷ luật trong quân đội tại Việt Nam theo Thông tư 16/2020/TT-BQP. Nếu trong quá trình tìm hiểu có vấn đề gì thắc mắc, hãy liên hệ ACC bằng các bình luận xuống phía dưới hoặc thông qua những thông tin liên hệ đã cho bên dưới để được giải đáp nhé.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo