Các hiệp định thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, mở rộng tự do hóa thương mại, làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đang trở nên mạnh mẽ trên khắp thế giới và trở thành một xu thế mới trong quan hệ kinh tế quốc tế mà các quốc gia không thể đứng ngoài cuộc, nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Việt Nam rất tích cực tham gia đàm phán, ký kết các Hiệp định FTA song phương và đa phương. Vậy Các hiệp định thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng là gì? Mời bạn cùng đi tìm hiểu với Luật ACC ở bài viết này nhé!

Các hiệp định thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng

Các hiệp định thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng

1. Hiệp định thương mại quốc tế là gì? 

Hiệp định thương mại trong tiếng Anh là Trade Agreement. Hiệp định thương mại là văn bản ngoại giao do hai hay nhiều quốc gia ký kết về những điều kiện để tiến hành hoạt động thương mại

Hiệp định thương mại là thỏa thuận giữa các quốc gia về mối quan hệ thương mại. Nói một cách cụ thể hơn, hiệp định thương mại là sản phẩm của các cuộc đàm phán, thảo luận giữa hai hoặc nhiều quốc gia có chủ quyền quy định các điều khoản về trao đổi hàng hóa và dịch vụ được chấp nhận giữa các bên. 

Đối với hầu hết các quốc gia, thương mại quốc tế được điều chỉnh bởi một số loại rào cản đơn phương, bao gồm thuế quan, hàng rào phi thuế quan và các lệnh cấm hoàn toàn. Các hiệp định thương mại là một cách để giảm bớt những rào cản này, từ đó mở ra cho tất cả các bên những lợi ích của việc gia tăng thương mại.

Xem thêm bài viết: Hiệp định FTA là gì? (Cập nhật 2022)

2. Các loại Hiệp định thương mại quốc tế

Các hiệp định thương mại có thể là song phương hoặc đa phương – nghĩa là giữa hai quốc gia hoặc nhiều hơn hai quốc gia:

– Các hiệp định song phương có sự tham gia của hai quốc gia. Cả hai nước đều đồng ý nới lỏng các hạn chế thương mại để mở rộng cơ hội kinh doanh giữa họ. Họ giảm thuế quan và trao quy chế thương mại ưu tiên cho nhau. Điểm gắn bó thường xoay quanh các ngành công nghiệp chủ chốt trong nước được bảo hộ hoặc được chính phủ trợ cấp.

– Các hiệp định đa phương: Các hiệp định này giữa ba quốc gia trở lên là khó đàm phán nhất. Số lượng người tham gia càng đông thì đàm phán càng khó. Về bản chất, chúng phức tạp hơn các hiệp định song phương, vì mỗi quốc gia có nhu cầu và yêu cầu riêng. Một khi được đàm phán, các hiệp định đa phương có sức ảnh hưởng rất lớn. Họ bao phủ một khu vực địa lý lớn hơn, mang lại lợi thế cạnh tranh lớn hơn cho các bên ký kết. 

- Hiệp định thương mại đa biên: Là hiệp định thương mại do nhiều quốc gia ký kết về các lĩnh vực hoạt động thương mại, trong đó các thành viên được quyền lựa chọn một số lĩnh vực để cam kết, không cần có nghĩa vụ thực hiện tất cả các nội dung của hiệp định.

3. Ý nghĩa của Hiệp định thương mại quốc tế

Hiệp định thương mại là văn bản có tính chất pháp lý quốc tế đối với các bên tham gia, thực hiện các hoạt động kinh tế - thương mại trên nguyên tắc chung là thỏa thuận và đảm bảo những lợi ích của nhau trong quan hệ kinh tế thương mại. Thông qua hiệp định thương mại, các bên thỏa thuận tìm kiếm những điều kiện thực hiện mục tiêu thương mại quốc tế của mình.

Việc đàm phán để đi đến ký kết hiệp định thương mại có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia. Bởi lẽ, khi các bên đã ký vào hiệp định thương mại có nghĩa là đã tạo ra một hành lang pháp lý cho quan hệ thương mại giữa các bên. Hành lang pháp lý này có đạt tới mục tiêu tạo thuận lợi cho thương mại và là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia hay không phụ thuộc nhiều vào những nội dung cam kết trong hiệp định.

Các hiệp định thương mại giữa các quốc gia hạ thấp các rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu và theo lý thuyết, các hiệp định này sẽ mang lại lợi ích phúc lợi cho người tiêu dùng từ việc gia tăng chủng loại, tiếp cận với các sản phẩm chất lượng tốt hơn và giá cả thấp hơn. Các hiệp định thương mại sâu rộng là cơ sở hạ tầng thể chế quan trọng cho hội nhập khu vực. Chúng giảm chi phí thương mại và xác định nhiều quy tắc trong đó các nền kinh tế vận hành. Nếu được thiết kế hiệu quả, chúng có thể cải thiện hợp tác chính sách giữa các quốc gia, do đó tăng cường thương mại và đầu tư quốc tế, tăng trưởng kinh tế và phúc lợi xã hội.

4. Các hiệp định thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng

Hiệp định thương mại tự do (FTA) là một thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều quốc gia trong đó các quốc gia đồng ý về các nghĩa vụ nhất định ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa và dịch vụ cũng như các biện pháp bảo vệ nhà đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ, trong số các chủ đề khác.

Có 12 FTA đã ký kết và thực thi: ASEAN-AEC; ASEAN - Ấn Độ; ASEAN – Australia/New Zealand; ASEAN – Hàn Quốc; ASEAN – Nhật Bản;  ASEAN – Trung Quốc; ASEAN – Hồng Kông; Việt Nam – Nhật Bản; Việt Nam – Chi lê; Việt Nam – Hàn Quốc; Việt Nam – Liên minh kinh tế Á Âu; CTPP.

Khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới, chắc chắn độ mở cửa của Việt Nam cũng như các đối tác là rất sâu (do cam kết xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, mở cửa mạnh các ngành dịch vụ, do phạm vi cam kết rất rộng bao gồm những cam kết về nhiều lĩnh vực mới mà Việt Nam chưa từng cam kết mở cửa trước đây). Bên cạnh đó, các FTA thế hệ mới có nhiều cam kết ảnh hưởng trực tiếp và lớn đến các vấn đề sau đường biên giới (như thể chế, chính sách, pháp luật nội địa).

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC): AEC mở ra một khu vực thị trường chung rộng lớn: với gần 100% hàng hóa được tự do lưu chuyển trong nội khối, AEC tạo ra một khu vực thị trường hàng hóa chung giữa các nước ASEAN, mở ra cơ hội làm ăn kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp trong khu vực; mở ra cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam; tạo ra sức ép, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA: Các nội dung chính của Hiệp định, bao gồm: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại; các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, hàng rào kỹ thuật trong thương mại, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững; các vấn đề pháp lý, hợp tác và xây dựng năng lực. Trong EVFTA, Việt Nam và EU cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99% số dòng thuế trong khoảng thời gian 7 năm đối với EU và 10 năm đối với Việt Nam

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): CPTPP được coi là một hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao, không chỉ đề cập tới các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại... mà còn xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, môi trường, mua sắm của Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước…Việc tham gia CPTPP sẽ giúp Việt Nam tăng GDP thông qua thu hút đầu tư và thương mại với các quốc gia thành viên CPTPP; tăng tốc phát triển xuất khẩu, nhất là với các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như nông sản, dệt may, thực phẩm, đồ uống… sang các nước trong khối; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như lao động phổ thông  qua trao đổi và xuất khẩu lao động… Với việc tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị thông qua hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp trong khối CPTPP, các thương hiệu Việt Nam cũng có cơ hội nâng tầm và vươn xa.  CPTPP sẽ giúp Việt Nam đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu cũng như thay đổi cơ cấu thị trường xuất khẩu theo hướng cân bằng hơn.

Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG): Với AITIG, hai nước sẽ có thêm nhiều động lực hợp tác, không chỉ trong thương mại mà còn có tiềm năng rất lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, khai thác dầu khí, khoáng sản, đầu tư, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản, công nghệ thông tin, du lịch, hàng không, y tế, giáo dục... Thông qua đó sẽ tiếp tục tăng cường cho mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước và trong khu vực. Sẽ có nhiều mặt hàng của Việt Nam được hưởng thuế 0-7% tại thị trường Ấn Độ và do cách tính thuế của Ấn Độ, hàng hoá của Việt Nam sẽ có lợi rất nhiều khi xuất khẩu vào thị trường Ấn Độ.

ASEAN – Australia/New Zealand: Đây là thỏa thuận thương mại tương đối toàn diện, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác kinh tế.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA): Việt Nam tận dụng được tốt nhất các lợi thế về thuế quan – có tới 70-80% hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc đáp  ứng được yêu cầu về  quy tắc xuất xứ  để  được hưởng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định. Vì vậy, VKFTA cũng được kỳ vọng sẽ có tỉ lệ tận dụng cao như vậy để đem lại nhiều lợi ích xuất khẩu hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện tại Việt Nam đang nhập siêu từ Hàn Quốc, nếu thuế nhập khẩu từ Hàn Quốc được tiếp tục giảm so với AKFTA thì người tiêu dùng,  các doanh nghiệp nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ Hàn Quốc sẽ được hưởng thêm nhiều lợi ích từ FTA này. Trong nhiều năm qua, Hàn Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Các cam kết mở cửa thị trường rộng hơn cho dịch vụ và đầu tư của Hàn Quốc, cũng như các cam kết bảo hộ đầu tư, đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư từ nước này theo VKFTA sẽ là động lực để tăng cường thu hút đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam.

Ngoài ra còn rất nhiều các hiệp định thương mại quốc tế khác cũng đều có ý nghĩa quan trọng mà trong phạm vi bài viết này chúng tôi chưa thể phân tích hết cho bạn đọc.

Trên đây là những nội dung thông tin mà Luật ACC muốn đưa đến cho bạn đọc về chủ đề Các hiệp định thương mại quốc tế có ý nghĩa quan trọng. Hy vọng những kiến thức này giúp bạn hiểu thêm về hiệp định thương mại quốc tế cũng như các vấn đề liên quan khác. Trong quá trình tham khảo nếu còn nội dung nào chưa rõ bạn vui lòng phản hồi bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Luật ACC theo thông tin dưới đây để được giải đáp kịp thời nhé!

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo