Hiện nay theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, con cái thường được ưu tiên sống cùng với mẹ, đặc biệt là trường hợp trẻ dưới 36 tháng tuổi. Vậy bố muốn giành quyền nuôi con thì cần phải đáp ứng những điều kiện gì? Sau khi tòa phán quyết cho con sống chung với mẹ bố còn xin giành lại quyền nuôi con được không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể giải đáp những vấn đề thắc mắc trên.
Bố muốn giành quyền nuôi con
1. Bố muốn giành quyền nuôi con phải làm thế nào?
Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình, quyền nuôi con sau khi ly hôn được quy định như sau:
- Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy có thể thấy theo quy định thì đàn ông giành quyền nuôi con theo các trường hợp sau: một là hai vợ chồng tự tiến hành thỏa thuận với nhau, hai là nhờ cơ quan tòa án giải quyết dựa vào sự chứng minh các điều kiện của bản thân. Trong trường hợp con 07 tuổi trở lên thì phải tiến hành xin ý kiến của con. Mặc dù pháp luật ưu tiên cho con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi, nhưng bố muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này là vẫn được. Theo đó, người bố chỉ cần chứng minh mẹ không đủ cũng như đáp ứng được các điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng con, việc con sống cùng với mẹ không đảm bảo được quyền lợi của con.
2. Căn cứ chứng minh trong trường hợp bố muốn giành quyền nuôi con
Như đã phân tích ở trên, thì trong trường hợp chồng muốn giành quyền nuôi con thì phải chứng minh được các vấn đề sau:
- Trường hợp con từ đủ 07 tuổi thì con có ý muốn sống với bố hơn ở với mẹ.
- Trường hợp con dưới từ trên 3 tuổi đến dưới 07 tuổi thì phải chứng minh được điều kiện về tài chính, kinh tế, đảm bảo các quyền lợi tối đa của con khi con sống cùng với mình.
- Con dưới 03 tuổi sẽ được ưu tiên ở với mẹ, tuy nhiên để có thể giành được quyền nuôi con cần chứng minh người mẹ đó không đủ điều kiện để chăm sóc nuôi dưỡng như: Không đủ điều kiện kinh tế, đời sống xã hội không đảm bảo giúp con phát triển, mẹ khó khăn trong nhận thức.
Ngoài ra theo quy định tại Điều 84, trong trường hợp mặc dù tòa án đã có quyết định cho người mẹ nuôi con, nhưng trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng không đảm bảo quyền lợi của con hoặc có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng thì người bố vẫn có thể giành được quyền nuôi con.
Tuy nhiên cũng phải lưu ý, khi đưa ra các lý lẽ về việc người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng con thì cũng phải đưa ra được các điều kiện hiện có của mình, việc quan tâm chăm sóc của mình nhằm đảm bảo được quyền lợi của con thì việc giành lại quyền nuôi con của người cha sẽ dễ dàng hơn. Cụ thể, để bố có thể giành quyền nuôi con, người bố cần chứng minh bản thân đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Điều kiện về vật chất:
- Chứng minh thu nhập thực tế hiện nay của bạn.
- Có công việc ổn định, môi trường sinh hoạt, điều kiện học tập tốt cho con, có nhà ở hợp pháp.
Làm thế nào để cha/mẹ tạo lợi thế cho mình khi tranh chấp giành quyền nuôi con, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết: Hướng dẫn giành quyền nuôi con
Để có thể chứng minh được điều kiện vật chất của mình, cần có mức thu nhập cao hơn người mẹ, có thể đảm bảo nuôi dưỡng một cách tốt cho con. Ngoài ra, để giành quyền nuôi con cần cung cấp các giấy tờ chứng thực đi kèm như: hợp đồng lao động hợp pháp, sổ đỏ, giấy chứng minh quyền sử dụng đất, nhà ở trên đất…
- Điều kiện về mặt tinh thần: Với điều kiện này sẽ xét trên tình cảm dành cho con cái, nhân cách đạo đức của người cha, thời gian dạy dỗ, chăm sóc con, thời gian vui chơi cùng con.
Trên đây là tư vấn của ACC về việc bố muốn giành quyền nuôi con thì phải làm những vấn đề gì. Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều người cha, người bố khi lo lắng không đảm bảo được quyền lợi của con mình. Để được tư vấn rõ hơn về các điều kiện chứng minh giúp giành lại quyền nuôi con với tỉ lệ cao nhất, hãy liên hệ trực tiếp tới các chuyên viên của ACC.
Nội dung bài viết:
Bình luận