Bộ luật thời Lê Sơ có tên là gì? - Luật ACC

Dưới thời Lê Sơ Vua Lê Thánh Tông cho biên soạn và ban hành một bộ luật mới. Vậy bộ luật đó là gì? ACC mời bạn cùng tìm hiểu thông qua bài viết Bộ luật thời Lê Sơ có tên là gì? - Luật ACC

1. Bộ luật thời Lê Sơ có tên là gì? 

Bộ Quốc triều hình luật hay Lê triều hình luật, là bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ hiện còn được lưu giữ đầy đủ nó thường được gọi Luật Hồng Đức. Do các bộ luật của các triều đại phong kiến Việt Nam đều có tên gọi là Quốc triều hình luật nên ở đây dùng tên gọi Luật Hồng Đức làm tên gọi cho bài mặc dù nó không phải là tên gọi chính thức.
Quoc Trieu Hinh Luat Final
Bộ luật thời Lê Sơ có tên là gì? - Luật ACC

Có thể coi là bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Lĩnh vực luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng, luật hôn nhân-gia đình, luật hành chính,...

2. Các quy định về luật dân sự trong Bộ luật Hồng Đức

Trong Bộ luật Hồng Đức thì các quan hệ về dân sự được Bộ luật này đề cập đến nhiều nhất là các lĩnh vực về quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và vấn đề về thừa kế ruộng đất.

- Đối với quan hệ sở hữu và hợp đồng: Bộ luật Hồng Đức quy định về hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: Sở hữu nhà nước (ruộng công) và sở hữu tư nhân (ruộng tư). Trong Bộ luật Hồng Đức, do trong thời kỳ này đã có chế độ lộc điền - công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong Bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng đất công, ví dụ như:

+ Không được bán ruộng đất công (Điều 342);

+ Không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (Điều 343);

+ Không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (Điều 344);

+ Không được bỏ hoang ruộng đất công (Điều 350);

+ Cấm biến ruộng đất công thành ruộng đất tư (Điều 353);

+.......

- Đối với các quan hệ thừa kế: Trong lĩnh vực thừa kế Bộ luật Hồng Đức có các quy định khá gần gũi với các quy định của pháp luật về thừa kế hiện đại. Cụ thể khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình và dòng họ. Ngoài ra Bộ luật Hồng Đức cũng có các quy định về quan hệ thừa kế theo di chúc và thừa kế không có di chúc. Điều đáng chú ý là Bộ luật Hồng Đức đã có các quy định cho phép người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người con trai là một điểm tiến bộ so với các quy định của các bộ luật khác trong thời kỳ phong kiến khác. Đây cũng được gọi là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.

3. Các quy định về luật Hình sự trong Bộ luật Hồng Đức

Luật hình sự trong Bộ luật Hồng Đức là nội dung trọng yếu và có tính chất chủ đạo bao trùm toàn bộ nội dung của Bộ luật Hồng Đức. Các nguyên tắc hình sự chủ yếu được quy định trong Bộ luật Hồng Đức bao gồm:

- Vô luật bất thành hình (được quy định tại Điều 642, 683, 685, 708, 722): Các điều khoản này quy định chỉ được khép tội trong khi Bộ luật này có quy định, không được phép thêm bớt tội danh, áp dụng đúng hình phạt đã được quy định trong luật (Điều khoản này tương tự như các nguyên tắc được quy định trong Bộ luật hình sự thời hiện đại).

- Chiếu cố (được quy định tại các Điều 1, 3, 4, 5, 8, 10, 16, 17, 680): Các điều khoản này quy định các chế độ chiếu cố, đãi ngỗ đối với địa vị xã hội, tuổi tác (trẻ em và người già cả), người tàn tật, phụ nữ,...

​- Chuộc tội bằng tiền (được quy định tại Điều 6, 16, 21, 22, 24): Các điều khoản này quy định đối với các tội danh như trượng, biếm, đồ, khao đinh, tang thất phụ, lưu, tử, thích chữ. Tuy nhiên các điều khoản này cũng loại trừ đối với các tội thập ác (mười tội cực kỳ nguy hiểm cho chính quyền) và các tội đánh bằng roi (các tội có tính chất răn đe, giáo dục) thì sẽ không được áp dụng biện pháp chuộc tiền.

- Trách nhiệm hình sự (quy định tại Điều 16, 35, 38, 411, 412): Các điều này quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự và việc chịu trách nhiệm hình sự thay người khác.

- Miễn, giảm trách nhiệm hình sự (điều 18, 19, 450, 499, 553): Các điều này quy định về việc miễn, giảm trách nhiệm hình sự trong các trường hợp như tự vệ chính đáng, tình trạng khẩn cấp, tình trạng bất khả kháng, thi hành mệnh lệnh, tự thú (trừ những tội thập ác, giết người thì sẽ không được áp dụng các quy định về miễn, giảm trách nhiệm hình sự).​

- Thưởng người tố giác, trừng phạt người che giấu (được quy định tại Điều 25, 39. 411, 504).

Việc phân loại tội phạm theo quy định của Bộ luật Hồng Đức được phân thành các nhóm như sau:

- Phân loại theo hình phạt;

- Phân loại theo việc phạm tội cố ý hay phạm tội vô ý;

- Phân loại theo âm mưu phạm tội và hành vi phạm tội;

- Phân loại dựa vào tính chất của đồng phạm.

Các nhóm tội phạm cụ thể được quy định trong Bộ luật Hồng Đức, cụ thể như sau:

- Các tội thập ác: Là 10 tội danh nguy hiểm nhất chi chính quyền như:

+ Các tội liên quan đến vương quyền như tội: mưu phản, mưu đại nghịch (quy định tại Điều 2 và 411), mưu bạn (Điều 412), tội đại bất kính (Điều 430 và 431).

+ Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân - gia đình như tội: ác nghịch (quy định tại Điều 416), tội bất hiếu, tội bất mục, tội bất nghĩa, tội nổi loạn.

+ Các tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo như tội nất đạo (quy định tại Điều 420 và Điều 421).

- Các nhóm tội phạm khác: Bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể của nhà vua, nghi lễ cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, thể thức nghi lễ triều đình, các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân sự, xâm phạm đến chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm đến chế độ hôn nhân và gia đình, các tội tình dục, các tội xâm phạm đến chế độ tư pháp,...

3. Câu hỏi thường gặp

Ai cho ra đời Bộ luật Hồng Đức?

Bộ luật Hồng Đức là Bộ luật ra đời dưới thời vua Lê Thánh Tông có niên hiệu là Hồng Đức (1470-1497), đây là Bộ luật chính thức của nhà nước Đại Việt thời Lê sơ và hiện còn được lưu giữ đầy đủ. Bộ luật Hồng Đức là tôn gọi thông dụng của Bộ Quốc triều hình luật.

Ý nghĩa của Bộ luật Hồng Đức?

Bộ luật Hồng Đức có ý nghĩa rất lớn trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Pháp luật ấy về cơ bản được duy trì để thi hành ở những thế kỷ sau, cho đến khi nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long thì uy tín, tinh thần những điều khoản luật Hồng Đức vẫn còn sống trong dân gian. Bộ luật ấy đã có những quy định tương đối tiến bộ, công nhận cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến một số quyền lợi và phần nào bảo vệ họ đối với thái độ "trọng nam khinh nữ"...

 

Trên đây là những vấn đề liên quan đến Bộ luật thời Lê Sơ có tên là gì? - Luật ACC. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Liên hệ với ACC nếu bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ pháp lý như dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp, tư vấn nhà đất ... để được đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiêm của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo