Quy định về biển không đỗ xe trước cửa

Biển báo cấm đỗ xe trước cửa là một loại biển báo cấm phổ biến trong hệ thống biển báo giao thông. Biển báo này có tác dụng cấm người tham gia giao thông đỗ xe tại khu vực có biển báo. Việc tuân thủ quy định về biển cấm đỗ xe trước cửa là rất quan trọng để đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về quy định về biển không đỗ xe trước cửa.

Quy định về biển không đỗ xe trước cửa

Quy định về biển không đỗ xe trước cửa

1. Quy định của pháp luật hiện nay về đỗ xe trên đường bộ

Căn cứ theo Điều 18 Luật giao thông đường bộ năm 2008, quy định về việc đỗ xe như sau: “Đỗ xe là trạng thái đứng yên của phương tiện giao thông không giới hạn thời gian“.

– Trong trường hợp muốn đỗ xe trên đường bộ thì người điều khiển phương phải thực hiện theo quy định sau đây:

  • Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Cho xe đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
  • Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
  • Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
  • Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
    – Người điều khiển phương tiện không được đỗ xe tại các vị trí sau đây:
  • Bên trái đường một chiều;
  • Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
  • Trên cầu, gầm cầu vượt;Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
  • Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
  • Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
    Nơi dừng của xe buýt;
  • Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;
  • Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
  • Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
  • Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

Lưu ý khi đỗ xe trên đường phố:

+ Phải cho xe đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.

Trường hợp đường phố hẹp, phải dừng xe, đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
+ Không được đỗ xe trên đường xe điện, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước. Không được để phương tiện giao thông ở lòng đường, hè phố trái quy định.

2. Quy định về biển không đỗ xe trước cửa

Căn cứ theo QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT, quy định biển báo cấm đỗ xe được chia làm 03 loại biển báo đó là là biển báo P.131a, P.131b, P.131c. Ngoài ra còn có biển báo biển cấm dừng xe và đỗ xe kí hiệu là P.130

Đặc điểm chung của 03 biển này là đều có dạng hình tròn với nền màu xanh dương, có viền đỏ và được chia làm hai phần bằng 01 đường kẻ từ góc trên bên trái xuống góc dưới bên phải. So với biển báo P.131a, biển báo P.131b có thêm 01 vạch trắng, biển báo P.131c có thêm 02 vạch trắng được kẻ dọc từ trên xuống dưới.Hiệu lực và ý nghĩa của biển cấm đỗ

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT được ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì các biển báo cấm đỗ xe có ý nghĩa như sau:

  • Biển báo số hiệu P.131a: Biển này có ý nghĩa là nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở đoạn đường có lắp đặt biển báo này, ngoại trừ phương tiện ưu tiên kể trên.
  • Biển báo số hiệu P.131b: Biển này có ý nghĩa là cấm đỗ xe ngày lẻ của tháng, ngoại trừ phương tiện ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày lẻ.
  • Biển báo số hiệu P.131c: Biển này có ý nghĩa là nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại con đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng, trừ các phương tiện được ưu tiên. Bên dưới cột sẽ có bảng chú thích cấm đỗ xe ngày chẵn.

Đối với hiệu của biển báo. Biển cấm đỗ xe có hiệu lực cấm đỗ xe đối với các phương tiện tham gia giao thông tại đoạn đường có đặt biển cấm đỗ. Được xác định đối với vị trí xung quanh lắp đặt. Qua đó các cơ quan có thẩm quyền thông báo, yêu cầu người tham gia giao thông phải thực hiện.

Bên cạnh đó, biển cấm đỗ xe còn quy định cấm đỗ xe ngày lẻ, cấm đỗ xe ngày chẵn. Đây là quy định phù hợp tại các đoạn đường có tính chất di chuyển đặc biệt. Các biển báo này được đặt tại đoạn đường có đặt biển thông qua dấu hiệu nhận biết.

3. Hiệu lực của biển cấm đỗ xe

Hiệu lực của biển cấm đỗ xe được xác định từ nơi đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe. Hoặc từ nơi đặt biển đến nơi có vị trí đặt biển hết tất cả các lệnh cấm. Đương nhiên là được xác định trên chiều đi, phía bên phải của phương tiện tham gia giao thông.

Trong phạm vi có hiệu lực của biển, nếu có chỗ mở dải phân cách cho phép xe quay đầu thì cần đặt thêm biển nhắc lại. Để đảm bảo các quy định, thông báo được thực hiện rõ. Đồng thời mang đến hiệu quả cung cấp thông báo dễ hiểu trong hoạt động quản lý, kiểm soát của lực lượng quản lý.

Theo đó, hiệu lực của biển báo “Cấm đỗ xe” được xác định từ vị trí đặt biển đến nơi đường giao nhau hoặc đến vị trí quy định đỗ xe, dừng xe hoặc biển báo hết các lệnh cấm. Từ đó người điều khiển phương tiện phải nắm được các quy định để tuân thủ.

Lưu ý: Biển báo này chỉ áp dụng đối với các loại xe cơ giới. Các loại xe được ưu tiên sẽ không phải chấp hành biển bảo này như các loại xe:

  • Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
  • Xe quân sự, công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe phải có xe cảnh sát dẫn đường.
  • Xe thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
  • Xe thực hiện nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

Như vậy, hiện nay pháp luật không đặt ra ưu tiên đối với trường hợp chủ phương tiện có biển cấm đỗ trước cửa nhà. Căn cứ theo các quy định nêu trên thì khi có biển cấm đỗ xe trước cửa nhà thì vẫn phải chấp hành theo đúng quy định của pháp luật. Chủ nhà chỉ có quyền đỗ xe đối với phần đất theo ranh giới nhà mình. Còn hành lang đường, vỉa hè, lòng đường là tài sản công cộng do Nhà nước quản lý nên phải chấp hành đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Khi nào thì được phép đỗ xe trước cửa nhà?

Có một số trường hợp được phép đỗ xe trước cửa nhà, bao gồm:

Chủ nhà hoặc người được chủ nhà ủy quyền: Chủ nhà hoặc người được chủ nhà ủy quyền được phép đỗ xe trước cửa nhà của mình.
Xe phục vụ công tác thi công, sửa chữa nhà cửa: Xe phục vụ công tác thi công, sửa chữa nhà cửa được phép đỗ xe trước cửa nhà trong thời gian thi công, sửa chữa.
Xe chở người già, trẻ em, người bệnh: Xe chở người già, trẻ em, người bệnh được phép đỗ xe trước cửa nhà trong thời gian ngắn để đưa đón người.
Câu hỏi 2: Mức phạt đối với lỗi đỗ xe trái phép trước cửa nhà là bao nhiêu?

Mức phạt đối với lỗi đỗ xe trái phép trước cửa nhà phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:

Đỗ xe trái phép trước cửa nhà: Phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Đỗ xe trái phép trước cửa nhà và gây cản trở giao thông: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung như:

Cảnh cáo bằng văn bản.
Giữ phương tiện vi phạm hành chính.
Câu hỏi 3: Tôi có thể làm gì nếu có người đỗ xe trái phép trước cửa nhà mình?

Nếu có người đỗ xe trái phép trước cửa nhà bạn, bạn có thể làm như sau:

Liên hệ với cơ quan cảnh sát giao thông: Bạn có thể gọi điện đến số 113 hoặc đến trực tiếp trụ sở của cơ quan cảnh sát giao thông để báo vi phạm.
Nhắc nhở người vi phạm: Bạn có thể trực tiếp nhắc nhở người vi phạm di chuyển xe.
Gửi đơn tố cáo: Bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan chức năng để xử lý.

Hiểu rõ quy định về biển cấm đỗ xe trước cửa và tuân thủ luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người tham gia giao thông. Việc tuân thủ luật giao thông sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Công ty Luật ACC xin cảm ơn Quý khách đã theo dõi bài viết.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo