Việc đỗ xe đè lên vạch dành cho người đi bộ không chỉ là một hành động thiếu tôn trọng quy tắc giao thông mà còn có thể gây nguy hiểm cho người đi bộ. Đây là một trong những lỗi đỗ xe phổ biến và thường xuyên được xử lý nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông. Trong bối cảnh này, chúng ta sẽ tìm hiểu lỗi đỗ xe đè vạch người đi bộ xử lý như thế nào?
Lỗi đỗ xe đè vạch người đi bộ
1. Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ là vạch nào?
Vạch kẻ đường dành cho người đi bộ có hình thức dưới dạng; vạch đứt quãng ngang đường: đây là vạch dùng để phân chia phần đường; dành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp (gần chỗ đường giao) sang đường.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã biên soạn áo hiệu đường bộ về kích thước; vạch kẻ đường dành cho người đi bộ được quy định cụ thể tại Mục 2; Phụ lục G, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2019/BGTVT như sau:
Vạch qua đường được bố trí ở những nơi thường xuyên có người đi bộ băng qua đường. Nếu trên cùng một đoạn đường có bố trí nhiều vạch đi bộ; mỗi vạch nên cách nhau với khoảng cách ít nhất 150m.
Trên những đoạn đường có tầm nhìn bị hạn chế; độ dốc dọc lớn, góc ngoặt lớn, đường cong nằm bán kính nhỏ; có các nguy hiểm khó lường hoặc đoạn đường có bề rộng; làn xe bị thu hẹp dần thì sẽ không được bố trí vạch qua đường.
2. Lỗi đỗ xe đè vạch người đi bộ xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức xử phạt cho lỗi vi phạm kể trên được nêu tại điểm h, khoản 2, điều 5 như sau:
– Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với người điều khiển ôtô và các loại xe tương tự ôtô dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
Ngoài phần vạch kẻ đường cho người đi bộ, còn có một vài vị trí khác nếu dừng xe sẽ bị phạt mức 400.000-600.000 đồng tương tự được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Đó là đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt, miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước.
Khi cần dừng hoặc đỗ xe, bạn nên chú ý các biển báo, vạch kẻ đường, dải phân cách và các công trình giao thông khác để chọn vị trí dừng, đỗ phù hợp, đúng quy định và an toàn.
3. Phương thức nộp phạt khi vi phạm xe ô tô dừng trên vạch kẻ đường dành cho người đi bộ
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 81/2013/NĐ-CP và Khoản 16 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP thì cá nhân, tổ chức vi phạm giao thông thực hiện việc nộp tiền phạt theo một trong các hình thức sau:
– Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại nơi Kho bạc nhà nước ủy nhiệm thu tiền phạt được ghi trong biên bản xử phạt.
– Nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản vào tài khoản của Kho bạc nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
– Nộp trực tiếp cho người có thẩm quyền xử phạt nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Trường hợp xử phạt hành chính không lập biên bản (áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ).
+ Tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, miền núi mà việc đi lại gặp khó khăn thì cá nhân, tổ chức bị xử phạt có thể nộp tiền phạt cho người có thẩm quyền xử phạt.
– Nộp vào Kho bạc nhà nước thông qua dịch vụ bưu chính công ích (Ví dụ như Bưu điện).
Ngoài ra, từ ngày 1/7/2020, người dân còn có thể thực hiện nộp phạt vi phạm giao thông trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Người vi phạm có thể tra cứu và nộp phạt vi phạm giao thông online. Khi đó, Cảnh sát giao thông căn cứ vào biên lai thu tiền phạt để trả giấy tờ cho người dân qua bưu điện.
4. Câu hỏi thường gặp
Làm thế nào để xác định rằng việc đỗ xe của tôi được coi là đè lên vạch người đi bộ?
Việc đỗ xe đè lên vạch người đi bộ có thể được xác định khi phần lớn hoặc toàn bộ xe của bạn nằm trên vạch đánh dấu cho người đi bộ.
Việc đỗ xe đè lên vạch người đi bộ có thể được xử lý như thế nào từ phía cơ quan quản lý giao thông?
Cơ quan quản lý giao thông có thể thực hiện các biện pháp xử lý bao gồm việc gửi thông báo vi phạm, yêu cầu thanh toán phạt, và có thể điều chỉnh mức phạt tùy thuộc vào các quy định địa phương.
Làm thế nào để tránh vi phạm việc đỗ xe đè lên vạch người đi bộ?
Để tránh vi phạm, hãy chú ý đến đánh dấu vùng đỗ xe và luôn giữ cho phần lớn xe nằm bên trong vùng được quy định, đặc biệt là vùng dành cho người đi bộ. Tuân thủ quy tắc đỗ xe sẽ giúp giữ an toàn cho cả lái xe và người đi bộ trên đường
Đỗ xe đè lên vạch người đi bộ không chỉ là vi phạm quy tắc giao thông mà còn là hành động thiếu ý thức và an toàn. Việc xử lý lỗi này thường bao gồm các biện pháp hành chính như phạt tiền và điểm trừ, nhằm tạo ra một môi trường giao thông tích cực và an toàn. Quan trọng nhất, việc tuân thủ quy tắc giao thông không chỉ là trách nhiệm của người lái xe mà còn là sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân để xây dựng một xã hội giao thông ngày càng an toàn và hiệu quả. Công ty Luật ACC xin cảm ơn Quý khách đã theo dõi bài viết.
Nội dung bài viết:
Bình luận