Biên bản kiểm tra nội bộ giáo viên (cập nhật 2022)

Biên bản kiểm tra nội bộ giáo viên (cập nhật 2022) được quy định như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Dưới đây à mẫu Biên bản kiểm tra nội bộ giáo viên:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————————

……., ngày… tháng… năm…

BIÊN BẢN KIỂM TRA NỘI BỘ

TRƯỜNG ............………………………….

(V/v:………………………)

  • Căn cứ Quyết định số……… ngày… tháng… năm… của Hiệu trưởng trường Tiểu học………… về việc………………;
  • Căn cứ Thông báo số………… ngày… tháng… năm… của…… về việc…….;
  • Căn cứ Kế hoạch kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học……… giai đoạn………….

Vào lúc …….. giờ ngày… tháng… năm…, Ban Kiểm tra nội bộ Trường Tiểu học……. tiến hành thực hiện việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên,…… theo quy chế………… trong giai đoạn………………………….

I – Thành phần tham gia

  • Đại diện Ban Kiểm tra nội bộ:

– Ông/Bà……………………………………… – Chức vụ……………………….

– Ông/Bà……………………………………… – Chức vụ……………………….

– Ông/Bà……………………………………… – Chức vụ……………………….

  • Đối tượng được kiểm tra (Cá nhân, bộ phận)

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

II – Lý do, mục đích kiểm tra

……………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………..

III – Nội dung kiểm tra

  • Kiểm tra giáo viên

– Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên:

+ Việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy

+ Giáo án, chuẩn bị đồ dùng dạy học

+ Kết quả giảng dạy và giáo dục

– Kiểm tra chuyên đề giáo viên

  • Kiểm tra các bộ phận

– Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kiểm tra thực tế

– Kế toán, thủ quỹ, y tế, bảo vệ

– Kiểm tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy

– Kiểm tra cơ sở vật chất

  • Kiểm tra chuyên đề
  • Giải quyết khiếu nại, tố cáo (nếu có)

IV – Kết quả kiểm tra

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

V – Đánh giá

* Ưu điểm

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

* Hạn chế

………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….

VI – Ý kiến khác (nếu có)

……………………………………………..……………………………………….

…………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………

Biên bản kết thúc vào lúc…… giờ  ngày… tháng… năm………

Biên bản này đã được đọc cho những người có tên trên nghe, công nhận đúng sự thật và cùng ký tên xác nhận dưới đây.

ĐẠI DIỆN BÊN ĐƯỢC KIỂM TRA                   BAN KIỂM TRA

(ký và ghi rõ họ tên)                                             (ký và ghi rõ họ tên)

I. Mục đích và yêu cầu

1. Công tác kiểm tra là một hoạt động thường xuyên của hiệu trưởng nhà trường là chức năng thiết yếu của công tác quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ nhằm giúp hiệu trưởng đánh giá tiến đô thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ, tìm ra những giải pháp, biện pháp để đôn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng kiểm tra, góp phần hoàn thiện, củng cố và phát triển nhà trường.

2. Công tác kiểm tra nội bộ phải đảm bảo tính toàn diện, trực tiếp các nội dung và đối tượng trong nhà trường. Đối với giáo viên, thông qua việc kiểm tra, nhà trường đánh giá được thực trạng năng lực của mỗi cá nhân, từ đó tư vấn, thúc đẩy, giúp đỡ đội ngũ từng bước hoàn thiện năng lực sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với các tổ chức, bộ phận trong nhà trường, thông qua việc kiểm tra các nội dung, đối chiếu với các quy định để hiệu trưởng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, từ đó điều chỉnh kế hoạch, tư vấn, thúc đẩy các cá nhân, tập thể tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao. Hiệu trưởng tự kiểm tra và tự điều chỉnh kế hoạch, quá trình công tác, góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao của nhà trường.

3. Công tác kiểm tra nội bộ tại trường phải được thực hiện trên nguyên tắc: thủ trưởng vừa là chủ thể kiểm tra (kiểm tra cấp dưới theo chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước) vừa là đối tượng kiểm tra (công khai hoá các hoạt động, các thông tin quản lý nhà trường để ban kiểm tra nội bộ kiểm tra, để ban thanh tra nhân dân giám sát).

4. Công tác kiểm tra nội bộ trước hết là công tác tự kiểm tra của các cá nhân, tổ chức, đoàn thể trong đơn vị về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công, các loại hồ sơ sổ sách theo quy định để tự điều chỉnh, hoàn thiện cá nhân, tổ chức mình.

5. Tất cả các nội dung kiểm tra nội bộ đều được lập biên bản, có chữ ký của người kiểm tra và đối tượng được kiểm tra. Hồ sơ sổ sách về công tác kiểm tra được bảo quản, lưu giữ cẩn thận theo quy định của điều lệ, quy chế.

6. Những người tham gia ban kiểm tra phải am hiểu, nắm vững các văn bản quy định; có kinh nghiệm trong công tác kiểm tra; có kỹ năng tổng hợp, phân tích, nhận định, đánh giá; tuân thủ pháp luật, có ý thức trách nhiệm về công tác được giao.

7. Đối tượng tham gia đoàn kiểm tra là lãnh đạo, tổ trưởng và tổ phó, trưởng các tổ chức, bộ phận trong nhà trường.

II. NỘI DUNG KIỂM TRA

1. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên

– Kiểm tra hoạt động sư phạm ít nhất 30% tổng số giáo viên của trường.

– Nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo gồm:

+ Việc thực hiện quy chế chuyên môn (các loại hồ sơ, việc ghi chép, cập nhật thông tin, dự giờ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỷ luật lao động…)

+ Kiểm tra giờ trên lớp: Dự từ 2 đến 3 tiết/buổi. Mỗi tiết dạy đều có nhận xét, đánh giá, xếp loại theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

+ Kết quả giảng dạy và giáo dục học sinh: Điểm kiểm tra hoặc kết quả đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời điểm kiểm tra; kiểm tra việc khảo sát chất lượng; so sánh kết quả học sinh do giáo viên giảng dạy với các lớp khác trong trường (có tính đến đặc thù của đối tượng dạy học).

2. Kiểm tra hồ sơ, sổ sách, giáo viên, nhân viên

– Kiểm tra các loại hồ sơ của giáo viên, nhân viên theo quy định của Điều lệ Trường tiểu học.

– Kiểm tra một số hồ sơ khác theo quy định của nhà trường.

3. Kiểm tra các chuyên đề

a) Tự kiểm tra công tác quản lý của lãnh đạo nhà trường:

– Kiểm tra việc xây dựng chương trình công tác để thực hiện nhiệm vụ được phân công của từng thành viên trong lãnh đạo nhà trường.

– Định kỳ, lãnh đạo nhà trường đánh giá, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ; giám sát, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức và cá nhân thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo tiến độ.

b) Kiểm tra thực hiện “3 công khai” theo quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân: Công khai chất lượng giáo dục; công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội ngũ; công khai về thu, chi tài chính.

c) Kiểm tra việc thực hiện đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả trong quản lý và giảng dạy (việc cập nhất các thông tin trên cổng thông tin điện tử của đơn vị, sử dụng các phần mềm phục vụ công tác quản lý, việc giảng dạy có ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên…)

d) Kiểm tra việc thực hiện tự kiểm tra tài chính, kế toán (theo Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính); việc huy động, sử dụng các nguồn kinh phí do nhân dân, phụ huynh, các tổ chức, cá nhân đóng góp, ủng hộ.

e) Kiểm tra việc thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua của Ngành với các nội dung: việc thành lập ban chỉ đạo; công tác xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện, chế độ thông tin báo cáo, định kỳ sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm…

f) Kiểm tra việc thực hiện quy định về dạy thêm theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 Ban hành quy định về dạy thêm học thêm, Quyết định số 63/2013/QĐ-UBND ngày 27/12/2013 của UBND tỉnh Ban hành Quy định về dạy thêm học thêm.

g) Kiểm tra việc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN); Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (THTKCLP) với các nội dung: Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật PCTN, Luật THTKCLP và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật; công tác xây dựng kế hoạch thực hiện PCTN, THTKCLP; việc xây dựng và thực hiện các chế độ định mức, tiêu chuẩn; thực hiện công khai trong đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị; sử dụng kinh phí, phương tiện, văn phòng phẩm; chế độ học tập, hội nghị, hội thảo…

h) Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp theo nội dung, chương trình, kế hoạch.

i) Kiểm tra hồ sơ xét hoàn thành chương trình tiểu học, kiểm tra lại, tuyển sinh,…

k) Kiểm tra việc tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

m) Kiểm tra tiến độ xây dựng củng cố giữ vững trường Chuẩn quốc gia, tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục, …

4. Kiểm tra các tổ trong nhà trường, bộ phận thư viện, thiết bị, y tế

– Xem xét, đánh giá năng lực điều hành, quản lý, chỉ đạo của tổ trưởng, cán bộ phụ trách bộ phận.

– Xem xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, đôn đốc kiểm tra, hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, các công việc của nhà trường và Ngành Giáo dục đã triển khai) thông qua hồ sơ, sổ sách và hoạt động của các thành viên tổ, bộ phận.

5. Kiểm tra học sinh

Thông qua việc kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ theo đề chung của các tổ hoặc của trường để đánh giá chất lượng học sinh.

Trên đây là bài viết về Biên bản kiểm tra nội bộ giáo viên (cập nhật 2022) mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo