Mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định là một trong những giấy tờ quan trọng, thường xuyên được các doanh nghiệp sử dụng khi tiến hành mua bán một hay nhiều các loại tài sản cố định khác nhau. Vậy Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định là gì và cách ghi biên bản này ra sao? Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số nội dung liên quan đến Biên bản giao nhận tài sản cố định này.Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định là gì

Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định là gì

1. Hiểu thế nào là mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định?

Biên bản giao nhận tài sản cố định là mẫu biên bản được lập ra nhằm xác nhận việc giao nhận tài sản cố định giữa các bên liên quan sau khi hoàn thành quá trình xây dựng, mua sắm hay được cấp trên cấp phát, được tặng, được biếu, nhận viện trợ, nhận góp vốn hoặc tài sản cố định thuê ngoài…

Biên bản giao nhận tài sản cố định sử dụng khi tài sản cố định được đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc ngược lại tài sản của đơn vị được mang đi, bàn giao cho đơn vị khác theo hợp đồng góp vốn, theo chỉ đạo của cấp trên. Tuy nhiên, cần lưu ý, không được sử dụng Biên bản giao nhận tài sản cố định trong trường hợp bán lại, thanh lý hoặc khi phát hiện tài sản cố định thừa, thiếu khi kiểm kê.

Biên bản giao nhận tài sản cố định được lập ra khi hai doanh nghiệp đã tiến hành trao đổi tài sản cố định với nhau. Biên bản này thường đi kèm với các giấy tờ khác như hợp đồng mua tài sản cố định, hóa đơn giá trị gia tăng khi mua tài sản cố định, hiên bản nghiệm, thu lắp ráp tài sản cố định…

Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc giao nhận tài sản cố định phải được lập thành biên bản và có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan. Biên bản giao nhận tài sản cố định là căn cứ xác nhận việc giao nhận tài sản cố định đã được tiến hành. Đây cũng là căn cứ để kế toán ghi sổ (thẻ) tài sản cố định, ghi sổ sách kế toán có liên quan.

Biên bản giao nhận tài sản cố định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về mặt pháp lý. Biên bản này thực chất là một giao dịch dân sự, xác nhận sự chuyển giao tài sản giữa các doanh nghiệp với nhau. Chỉ khi Biên bản giao nhận tài sản cố định được xác lập thành thành văn bản thì mới có thể làm căn cứ giải quyết khi xảy ra tranh chấp.  Lúc này, biên bản có ý nghĩa giống như bằng chứng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên.

2. Hướng dẫn ghi mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định như thế nào cho đúng

Biên bản giao nhận tài sản cố định là một loại văn bản có sẵn, nội dung đơn giản nhưng ghi chép cho chuẩn xác không phải là việc đơn giản với nhiều người. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn hoàn thiện các nội dung trong Biên bản giao nhận tài sản cố định một cách chi tiết nhất.

Phần hướng dẫn này, chúng tôi dựa trên mẫu C50-HĐ, ban hành kèm theo Thông tư 107/TT-BTC, các mẫu còn lại nội dung tương tự, chỉ có một chút thay đổi nhỏ. Các bạn có thể dựa trên phần hướng dẫn của chúng tôi ghi theo cho chuẩn.

– Ghi rõ tên đơn vị, bộ phận vào góc trên bên trái của Biên bản giao nhận tài sản cố định hoặc cũng có thể đóng dấu đơn vị vào đó mà không cần ghi.

– Ghi rõ ngày tháng năm lập Biên bản giao nhận tài sản cố định, số biên bản, nợ, có. Thông thường, ngày tháng năm lập biên bản khớp với hóa đơn mua bán tài sản cố định.

– Ghi cụ thể các căn cứ về việc bàn giao tài sản cố định.

– Ghi đầy đủ thông tin của ban giao nhận tài sản cố định: tên, chức vụ của người đại diện bên giao, bên nhận và các bên liên quan khác.

– Ghi rõ địa điểm giao nhận tài sản cố định.

– Các nội dung cụ thể xác nhận việc giao nhận tài sản cố định trong bảng cần hoàn thành như sau:

+ Cột A, cột B: lần lượt ghi số thứ tự và tên, ký hiệu quy cách (cấp hạng tài sản cố định)

+ Cột C, cột D: lần lượt ghi số hiệu và nước sản xuất (xây dựng) tài sản cố định.

+ Cột E: Ghi năm sản xuất tài sản cố định.

+ Cột F: Ghi năm bắt đầu đưa tài sản cố định vào sử dụng.

+ Cột G: Ghi rõ công suất (diện tích,  thiết kế) của tài sản cố định. Thông tin này xem trên giấy chứng nhận xuất xưởng của tài sản cố định.

+ Cột 1: Giá mua hoặc giá thành sản xuất. Đây là giá trước thuế, chưa tính chi phí vận chuyển và các chi phí khác.

+ Các cột số 2, 3, 4: Ghi rõ từng loại chi phí vào để cấu hình nên nguyên giá tài sản cố định, chi phí vận chuyển (cột số 2), chi phí chạy thử (cột số 3) và các chi phí khác (cột số 4)

+ Cột số 5: Ghi rõ nguyên giá tài sản cố định .

Cột 5 = Cột 1 + cột 2 + cột 3 + cột 4.

+ Cột H: ghi cụ thể các tài liệu kỹ thuật kèm theo tài sản cố định khi bàn giao.

– Tại bảng kê dụng cụ, phụ tùng đi kèm liệt kê rõ tên, số lượng đồ nghề, dụng cụ, phụ tùng kèm theo tài sản cố định khi bàn giao.

Sau khi ghi hoàn thiện, kiểm tra tất cả các thông tin trên thì các bên liên quan cần cần ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu lên biên bản: Giám đốc bên nhận, kế toán trưởng bên nhận, người giao, người nhận.

3. Mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định theo Thông tư 107/2017/TT-BTC

Đơn vị:.................................... Mẫu số  C50- HD
Mã QHNS:..................................

 

 

 

BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ

                                                   Ngày .....tháng .....năm ......                             

Số:............

                                                            

Căn cứ Quyết định số : ......................ngày .......tháng ...........năm .......của ..... ......................

...................................................................... .......................................về việc bàn giao TSCĐ

Ban giao nhận TSCĐ gồm :

- Ông/Bà ...............................chức vụ .....................................................….. Đại diện bên giao

- Ông/Bà ...............................chức vụ ...........................................................Đại diện bên nhận

- Ông/Bà ................................chức vụ .........................................................Đại diện................

Địa điểm giao nhận TSCĐ :. ........................................................

Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau :

anh-chup-man-hinh-2023-09-24-183520

DỤNG CỤ, PHỤ TÙNG KÈM THEO

Số TT Tên, qui cách dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị
A B C 1 2
         
         
         
         
         

 

Thủ trưởng bên nhận Kế toán trưởng bên nhận Người nhận Người giao
(Ký, họ tên, đóng dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Trên đây là bài viết về Mẫu Biên bản giao nhận TSCĐ theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo