Bị cáo là gì? (Cập nhật 2023)

Chúng ta thường nghe thấy danh từ "bị cáo" phổ biến rất nhiều trên báo đài, thời sự,...Vậy bị cáo là gì? Danh từ này đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1945, cho đến ngày nay thì pháp luật quy định thế nào về bị cáo. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm "bị cáo", ACC xin đưa ra một số thông tin như sau.

Căn cứ pháp lý:

Bộ luật tố tụng hình sự số 101/2015/QH13

a25-1
Bị cáo trên phiên tòa xét xử

1. Quy định của pháp luật về bị cáo

Để hiểu rõ bị cáo là gì, trước hết chúng ta cần nghiên cứu từ những quy định của luật. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đưa ra định nghĩa về bị cáo như sau:

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này

Xem thêm một số quy định liên về người đại diện

Nếu xét về mặt lịch sử, danh từ “bị cáo” đã được sử dụng trong nhiều văn bản pháp luật được áp dụng cho các cơ quan tư pháp do Chủ tịch Hồ Chí Minh kí từ năm 1945. Tuy nhiên, cho đến khi Nhà nước ban hành Bản hướng dẫn về trình tự tố tụng sơ thẩm hình sự năm 1974 thì định nghĩa bị cáo là gì mới được đưa ra, theo đó: “Bị cáo là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự trước toà án nhân dân". Sau đó thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 cũng đã định nghĩa lại khái niệm bị cáo tại Điều 34. Qua nhiều lần sửa đổi bổ sung thì khái niệm này tiếp tục được hoàn chỉnh và quy định tại Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

2. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo

Vậy, người được gọi là bị cáo sẽ có quyền và nghĩa vụ như thế nào. Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự quy định quyền và nghĩa vụ của bị cáo như sau

Về Quyền của bị cáo

  • Bị cáo được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này
  • Bị cáo được tham gia phiên tòa
  • Bị cáo phải được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này
  • Bị cáo được đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa
  • Bị cáo được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu
  • Bị cáo có quyền trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá
  • Bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa
  • Bị cáo được trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội
  • Bị cáo được đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa
  • Bị cáo được nói lời sau cùng trước khi nghị án
  • Bị cáo được xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa
  • Bị cáo được kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án
  • Bị cáo được khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bị cáo

  • Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã
  • Bị cáo phải chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án

3. Khi nào được gọi là bị cáo

Theo quy định của pháp luật tố tụng thì có thể nói rằng chỉ khi nào một cá nhân (người đại diện cho tổ chức pháp nhân) bị đưa ra xét xử thì mới được coi là bị cáo. Ngoài ra thì quyền của bị cáo được pháp luật ưu tiên nhiều hơn hơn so với nghĩa vụ mà bị cáo phải thực hiện, điều này nhằm thể hiện nguyên tắc nhân đạo của các nhà lập pháp ở nước ta

Trên đây là một số thông tin căn cứ theo pháp luật để giải thích khái niệm bị cáo là gì, mong rằng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua địa chỉ bên dưới.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (494 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo