Dịch Vụ Đại Diện Trong Tố Tụng Hình Sự (Cập Nhật Năm 2024)

Pháp luật hình sự hiện hành có quy định đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của người đại diện người bị hại trong tố tụng hình sự. Những người nào là đại diện hợp pháp trong tố tụng hình sự? Người đại diện có những quyền gì? Với đội ngũ Luật sư giỏi, công ty ACC hiện đang cung cấp dịch vụ đại diện trong tố tụng giải quyết các vụ việc hình sự trên toàn quốc cập nhật Luật mới nhất năm 2023.

Dịch Vụ Đại Diện Trong Tố Tụng Hình Sự
Dịch Vụ Đại Diện Trong Tố Tụng Hình Sự

Việc thực hiện các hoạt động tố tụng của pháp nhân thông qua người đại diện không phải là đặc thù của tố tụng hình sự mà cả trong tố tụng dân sự, thương mại.

1. Tố tụng hình sự là gì?

Tố tụng hình sự là những trình tự, thủ tục để xem xét, đánh giá một hành vi cụ thể có phải là tội phạm được quy định trong bộ luật hình sự hay không, người thực hiện hành vi có phải chịu trách nhiệm hình sự không và một số vấn đề liên quan đến thi hánh án hình sự.

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018, có nhiều quy định liên quan đến người đại diện. Người đại diện tố tụng trong hình sự có thể là người tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa cho người bị buộc tội, người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại, đương sự hoặc cũng có thể với tư cách là người đại diện của người tham gia tố tụng khác.

2. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

Điều 431 BLTTHS năm 2015 quy định phạm vi áp dụng BLTTHS đối với pháp nhân: “Thủ tục tố tụng đối với pháp nhân bị tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bị điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được tiến hành theo quy định của Chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với quy định của Chương này”.

Với tư cách là chủ thể của pháp luật tố tụng hình sự, pháp nhân thông qua người đại diện theo pháp luật có quyền và nghĩa vụ tham gia đầy đủ vào các giai đoạn tố tụng hình sự được quy định tại Điều 434 BLTTHS: “Mọi hoạt động tố tụng của pháp nhân bị truy cứu trách nhiệm hình sự được thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. Pháp nhân phải cử và bảo đảm cho người đại diện theo pháp luật của mình tham gia đầy đủ các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.

3. Một số quy định liên quan đến người đại diện

Một là, quy định về người đại diện của người tham gia tố tụng

Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, người tham gia tố tụng thuộc các trường hợp sau phải có người đại diện:

(i) Bị can, bị cáo, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là pháp nhân.

  • Quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 60, Điều 61). Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân quy định tại Điều 435.
  • Cơ quan, tổ chức là bị hại có sự chia, tách, sáp nhập, hợp nhất thì người đại diện theo pháp luật hoặc tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó có những quyền và nghĩa vụ của bị hại được quy định tại khoản 2, 4 Điều 63. (khoản 5 Điều 62)
  • Người đại diện của pháp nhân là nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án có quyền và nghĩa vụ quy định lần lượt tại các Điều 63, 64, 65.

(ii) Bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân dưới 18 tuổi, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

  • Người đại diện của bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án là cá nhân có quyền và nghĩa vụ quy định lần lượt tại các Điều 60, 61, 63, 64, 65.
  • Người đại diện của bị can, bị cáo có quyền khiếu nại quyết định áp dụng thủ tục rút gọn; thời hiệu khiếu nại là 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Khiếu nại được gửi đến Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định áp dụng thủ tục rút gọn và phải được giải quyết trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại (Điều 457).

(ii) Bị hại là cá nhân dưới 18 tuổi, chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

  • Quyền và nghĩa vụ của người đại diện của cá nhân dưới 18 tuổi, chết, mất tích, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện như quy định quyền và nghĩa vụ của bị hại tại khoản 2, khoản 4 Điều 62. (khoản 3 Điều 62)

(iv) Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người làm chứng dưới 18 tuổi.

Hai là, quy định về các trường hợp phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi

Nếu người đại diện của bị hại, đương sự hoặc của bị can, bị cáo là người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định; người định giá tài sản; người phiên dịch, người dịch thuật thì họ phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi  theo quy định lần lượt tại khoản 1 Điều 49, khoản 5 Điều 68, khoản 5 Điều 69, khoản 4 Điều 70.

Ba là, quy định về bào chữa có liên quan đến người đại diện

  • Người bào chữa: là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa. Người đại diện của người bị buộc tội có thể là người bào chữa.
  • Lựa chọn người bào chữa (Điều 72, Điều 422): Người đại diện của người bị buộc tội có quyền lựa chọn người bào chữa cho người bị buộc tội.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty ACC về Người đại diện hợp pháp của người bị hại trong tố tụng hình sự. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1075 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo