Bảo lãnh là gì? Phạm vi và đối tượng được bảo lãnh [2024]

Cụm từ "bảo lãnh" được dùng rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong các văn bản pháp luật. Vậy bảo lãnh là gì, pháp luật điều chỉnh như thế nào về bảo lãnh và các bên tham gia quan hệ này. Để giúp các bạn hiểu rõ khái niệm này, ACC xin đưa ra một số thông tin về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13

a24
Bảo lãnh theo quy định của pháp luật (Ảnh minh họa)

1. Định nghĩa bảo lãnh theo quy định của pháp luật

Bảo lãnh thuộc một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015, các biện pháp này được đặt ra nhằm đảm bảo các bên tham gia vào quan hệ dân sự phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Để hiểu rõ bảo lãnh là gì, chúng ta nghiên cứu qua định nghĩa về bảo lãnh tại Điều 335 Bộ luật dân sự 2015:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

Theo đó, các bên còn có thể thỏa thuận nếu bên được bảo lãnh không còn có khả năng thực hiện nghĩa vụ nữa thì bên bảo lãnh mới tham gia thực hiện nghĩa vụ thay. Pháp luật không quy định điều kiện để có thể trở thành bảo lãnh đối với các tổ chức, cá nhân vì vậy các bên tham gia quan hệ dân sự có quyền tự đàm phán và thỏa thuận về việc bảo lãnh

Xem thêm bài viết về bên nhận bảo lãnh tại đây

2. Phạm vi và đối tượng được bảo lãnh

Để hiểu hết về khái niệm bảo lãnh là gì, chúng ta cần nghiên cứu đến phạm vi mà bên bảo lãnh thực hiện cùng với đối tượng được bảo lãnh, cụ thể như sau

Phạm vi bảo lãnh

Theo quy định của pháp luật, các bên có thể thỏa thuận cho bên bảo lãnh chỉ bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh. Khi thực hiện bảo lãnh thì bên bảo lãnh sẽ thanh toán bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt (theo hợp đồng), tiền bồi thường thiệt hại (nếu có hậu quả xảy ra), tiền lãi nếu chậm trả, ngoài ra nếu không dùng tiền thì bên bảo lãnh có thể dùng tài sản để bảo đảm nhưng phải trong sự thỏa thuận

Đối tượng được bảo lãnh

  • Phải trả thù lao cho bên bảo lãnh nếu 2 bên có thỏa thuận
  • Nếu bên nhận bảo lãnh miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho bên bảo lãnh thì bên được bảo lãnh cũng được miễn việc thực hiện nghĩa vụ đó

3. Nội dung bảo lãnh

Nếu đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh chưa thực hiện nghĩa vụ thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ, việc thực hiện một phần hay toàn phần nghĩa vụ sẽ do các bên thỏa thuận và chỉ khi nào đến hạn bên nhận bảo lãnh mới có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện.

Nếu bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ thì sẽ phải thanh toán giá trị vi phạm và bồi thường thiệt hại xảy ra

4. Ví dụ cụ thể về bảo lãnh

Để giúp các bạn nắm được khái niệm bảo lãnh là gì thì chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau: Anh A đặt mua 8 chiếc xe ô tô của anh B và chỉ thanh toán 1/3 số tiền nhưng sẽ lấy xe ngay đồng thời việc thanh toán của anh A do anh C đứng ra bảo lãnh (C có quan hệ thân thiết với cả A và B). Thời hạn thanh toán đủ số tiền là 1 tháng.

  • Nếu hết thời hạn mà anh A chưa trả đủ số tiền thì anh C sẽ trả cho anh B
  • Nếu hết thời hạn mà anh A chưa thanh toán đủ mà các bên có thỏa thuận từ đầu anh C chỉ bảo lãnh đối với 1/2 số tiền anh A còn thiếu thì anh C chỉ trả cho anh B đúng phần đó.
  • Nếu quá thời hạn mà cả anh A và anh C đều chưa thanh toán thì anh B có quyền yêu cầu anh C trả đủ tiền cũng như tĩnh lãi chậm trả.

5. Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bảo lãnh hợp đồng xây dựng 

5.1 Trường hợp nào bên bảo lãnh không cần phải thực hiện bảo lãnh?

Bên bảo lãnh không phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên nhận bảo lãnh có thể bù trừ nghĩa vụ với bên được bảo lãnh.

5.2 Bên bảo lãnh có trách nhiệm gì?

Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.
Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về bảo lãnh  không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về bảo lãnh  uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về bảo lãnh  của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

 

Trên đây là một số thông tin pháp lý để giúp mọi người hiểu bảo lãnh là gì. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì hoặc cần sự hỗ trợ từ luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (604 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo