Bên nhận bảo lãnh

ben-nhan-bao-lanh

Bên nhận bảo lãnh

1. Giới thiệu về bên nhận bảo lãnh.

Nghiệp vụ bảo lãnh của tổ chức tín dụng vốn mang bản chất là hoạt động thương mại nên có cấu trúc pháp lí khá đặc thù, bao gồm sự gắn kết giữa hai loại hợp đồng - hợp đồng bảo lãnh (được kí kết giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh) và hợp đồng dịch vụ bảo lãnh (được kí kết). Như vậy thì bên nhận bảo lãnh? Bên nhận bảo lãnh và bao gồm những gì? Quy định của pháp luật về bên nhận bảo lãnh. Để tìm hiểu hơn về bên nhận bảo lãnh các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của ACC để tham khảo về bên nhận bảo lãnh nhé.

2. Bảo lãnh là gì?

Căn cứ theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015 tại Điều 335 quy định về bảo lãnh như sau:

  • Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Đối với hoạt động ngân hàng thì bảo lãnh được quy định tại Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì bảo lãnh ngân hàng được quy định như sau:

  • Bảo lãnh ngân hàng (sau đây gọi là bảo lãnh) là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên bảo lãnh cam kết bằng văn bản với bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho bên được bảo lãnh khi bên được bo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh; bên được bo lãnh phải nhận nợ và hoàn trả cho bên bảo lãnh theo thỏa thuận.

3. Các bên trong bảo lãnh ngân hàng.

Căn cứ theo Thông tư 28/2012/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành thì bảo lãnh ngân hàng thì các bên trong quan hệ bảo lãnh ngân hàng bao gồm:

  • Bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh.
  • Bên được bảo lãnh là tổ chức (bao gồm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân là người cư trú và tổ chức là người không cư trú được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo lãnh.
  • Bên nhn bảo lãnh là tổ chức, cá nhân là người cư trú hoặc người không cư trú có quyền thụ hưởng bảo lãnh do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.

4. Quyền và nghĩa vụ các bên trong bảo lãnh ngân hàng.

4.1. Quyền của bên bảo lãnh.

Quyền của bên bảo lãnh bao gồm:

  • Chấp nhận hoặc từ chối đề nghị cấp bảo lãnh của bên được bảo lãnh hoặc của bên bảo lãnh đối ứng.
  • Đ nghị bên xác nhận bảo lãnh thực hiện xác nhận bảo lãnh đối với khoản bảo lãnh của mình cho bên được bảo lãnh.
  • Yêu cầu bên được bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng và các bên liên quan cung cấp các tài liệu, thông tin có liên quan đến việc thẩm định bảo lãnh và tài sn bảo đảm (nếu có).
  • Yêu cầu bên được bảo lãnh có các biện pháp bo đảm cho nghĩa vụ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nưc ngoài bảo lãnh (nếu cần).
  • Thu phí bảo lãnh, điều chỉnh phí bảo lãnh; áp dụng, điều chnh lãi suất, lãi suất phạt theo thỏa thuận.
  • Từ chối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi cam kết bảo lãnh hết hiệu lực hoặc hồ sơ yêu cầu thanh toán bảo lãnh không đáp ứng đủ các điều kiện quy định trong cam kết bảo lãnh, hoặc có bằng chứng chứng minh chứng từ xuất trình là giả mạo.
  • Hạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng ngay khi thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, yêu cầu bên được bảo lãnh hoặc bên bảo lãnh đối ứng hoàn trả ngay trong ngày số tiền mà bên bảo lãnh đã trả thay theo cam kết.
  • Yêu cu thành viên đồng bảo lãnh khác hoàn trả ngay trong ngày số tiền đã trả thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp thành viên làm đầu mối thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong đồng bảo lãnh.
  • Xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và quy định của pháp luật.
  • Chuyn nhượng quyền, nghĩa vụ của mình cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác theo thỏa thuận của các bên liên quan và sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
  • Khi kiện theo quy định của pháp luật khi bên được bo lãnh, bên bảo lãnh đi ứng vi phạm nghĩa vụ đã cam kết.
  • Các quyền khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh

Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh bao gồm:

Thứ nhất: quyền của bên được bảo lãnh.

  • Từ chối các yêu cầu của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh không đúng với các thỏa thuận trong hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết bảo lãnh;
  • Yêu cầu bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết;
  • Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
  • Thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật khi các bên liên quan thực hiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ bảo lãnh của các bên đối với khoản bảo lãnh.

Thứ nhất: Nghĩa vụ của bên được bảo lãnh.

  • Cung cấp đầy đủ, chính xác và trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến khoản bảo lãnh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đ của các thông tin, tài liệu đã cung cấp;
  • Thực hiện đy đủ và đúng hạn nghĩa vụ, trách nhiệm đã cam kết và các thỏa thuận quy định tại hợp đồng cấp bảo lãnh;
  • Hoàn trả ngay trong ngày bên bảo lãnh tr thay cho bên bảo lãnh, bên xác nhận và bên bảo lãnh đối ứng số tiền bên bảo lãnh, bên xác nhận và bên bảo lãnh đối ứng đã thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng cấp bảo lãnh hoặc cam kết giữa các bên và các chi phí phát sinh từ việc thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh;
  • Chịu sự kiểm tra, kim soát, giám sát trách nhiệm, nghĩa vụ thực hiện bo lãnh của bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh. Có nghĩa vụ báo cáo tình hình hoạt động có liên quan đến giao dịch bo lãnh cho bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đối ứng, bên xác nhận bảo lãnh;
  • Tự nguyện vô điều kiện trong việc phối hợp với bên bảo lãnh, bên bảo lãnh đi ứng, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan trong quá trình xử lý tài sản bảo đảm (nếu xảy ra);
  • Các nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.

4.3. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh.

Thứ nhất: Quyền của bên nhận bảo lãnh.

  • Yêu cầu bên bảo lãnh, bên xác nhn bảo lãnh thực hiện đúng nghĩa vụ, trách nhiệm theo cam kết bảo lãnh;
  • Khởi kiện theo quy định của pháp luật khi bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ đã cam kết;
  • Kim tra tính hợp pháp, hợp lệ của cam kết bảo lãnh.

Thứ hai: Nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh.

  • Thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trong các hợp đồng liên quan đến nghĩa vụ bảo lãnh, đảm bảo phù hợp với nội dung cam kết bảo lãnh;
  • Thông báo kịp thời cho bên bảo lãnh, bên xác nhận bảo lãnh và các bên liên quan dấu hiệu vi phạm, hành vi vi phạm của bên được bảo lãnh.

5. Kết luận bên nhận bảo lãnh.

Trên đây là một số nội dung tư vấn cơ bản của chúng tôi về bên nhận bảo lãnh và cũng như một số vấn đề pháp lý có liên quan đến bên nhận bảo lãnh. Tất cả các ý kiến tư vấn trên của chúng tôi về bên nhận bảo lãnh đều dựa trên các quy định pháp luật hiện hành. Nếu như khách hàng có bất cứ thắc mắc, yêu cầu bất cứ vấn đề pháp lý nào liên quan đến vấn đề đã trình bày trên về bên nhận bảo lãnh thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1020 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo