Bảo hiểm thất nghiệp đã và đang có ý nghĩa quan trọng đối với người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình trong thời gian chưa tìm được việc làm. Với mục tiêu góp phần san sẻ gánh nặng tài chính với người lao động chưa tìm được việc làm nên đã được đông đảo người lao động quan tâm. Vậy, bảo hiểm thất nghiệp có tên gọi tiếng Anh là gì? Và được pháp luật quy định như thế nào?
Những thắc mắc này sẽ được làm rõ trong bài viết Bảo hiểm thất nghiệp Tiếng Anh là gì?
1. Bảo hiểm thất nghiệp Tiếng Anh là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp tiếng Anh là Unemployment Insurance, trong đó Unemployment có nghĩa là sự thất nghiệp, Insurance nghĩa là Bảo hiểm.
Bảo hiểm thất nghiệp là việc bồi thường cho người lao động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm, tạo điều kiện cho họ có cơ hội tham gia vào thị trường lao động tìm kiếm việc làm mới.
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 quy định:
“Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”.
Mặt khác, quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, cả người lao động và người sử dụng lao động đều có trách nhiệm tham gia loại hình bảo hiểm này.
2. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 42 Luật Việc làm 2013, chế độ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
- Hỗ trợ Học nghề;
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Đây là các chế độ cơ bản nhất mà pháp luật dành cho người lao động nhằm hỗ trợ cho họ có cơ hội tìm kiếm công việc mới.
3. Đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng phải đóng bảo hiểm thất nghiệm là:
- Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý rằng, người lao động nói trên đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định.
4. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng)
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm (trừ các trường hợp thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, bị tạm giam, ra nước ngoài định cư, chết,…)
5. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp (Điều 45 Luật Việc làm 2013)
Lưu ý rằng, sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo.
6. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động như sau:
Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy, thời gian tối đa sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp là 115 ngày.
7. Kết luận
Việc tìm hiểu về loại hình bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời những quy định của pháp luật cũng được chúng tôi đề cập trong bài viết sẽ giúp ích cho Quý bạn đọc nắm thêm kiến thức về vấn đề này.
Trên đây, là những thông tin về loại hình bảo hiểm thất nghiệp mà ACC cung cấp cho Quý bạn đọc tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu, nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, Quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web https://accgroup.vn/ để được trao đổi, hỗ trợ.
8. Câu hỏi thường gặp
Bảo hiểm thất nghiệp Tiếng Anh là gì?
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Nội dung bài viết:
Bình luận