Làm gì khi bị đòi nợ? Báo công an như thế nào?

Hiện nay các đối tượng đòi nợ thuê hoạt động liên tục mặc dù đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Khiến nhiều người hiện nay gặp phải tình trạng liên tục bị đòi nợ thuê gây rối, ngay cả bạn bè, người thân đồng nghiệp cũng bị vạ lây. Đặc biệt hơn là thậm chí còn giật mình khi không biết khoản vay đó có từ đâu. Trong trường bị đòi nợ thuê đe dọa thì phải làm thế nào? Thủ đoạn đòi nợ thuê phổ biến hiện nay là gì?

Báo công an khi bị đòi nợ

Báo công an khi bị đòi nợ

I. Lừa đảo cho vay là gì?

Lừa đảo cho vay (hoặc "lừa đảo tín dụng") là hành vi gian lận mà một cá nhân hoặc tổ chức hợp pháp hoặc không hợp pháp hứa hẹn cung cấp tiền vay cho người khác, nhưng sau đó thực hiện các điều kiện, lãi suất, hoặc phí vay không hợp lý, đôi khi rất cao.

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Làm gì khi bị nhắn tin, gọi điện “khủng bố” đòi nợ? hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Làm gì khi bị nhắn tin, gọi điện “khủng bố” đòi nợ?

II. Lừa đảo cho vay để đòi nợ hiện nay

Các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” hiện nay thường xuất hiện dưới dạng doanh nghiệp, sau đó cho vay qua ứng dụng hoặc lập các tài khoản, hội nhóm trên mạng xã hội (Zalo, Facebook) để tiếp cận, mời chào số lượng lớn người có nhu cầu vay tiền.
Thủ đoạn của các đối tượng là quảng cáo không cần thế chấp tài sản, chỉ cần giấy tờ tùy thân, giải ngân ngay qua tài khoản ngân hàng… nhưng thu thêm nhiều khoản phí, tiền phạt trái luật (thực chất là để lách số tiền lãi vượt ngưỡng theo quy định của pháp luật); lập các hợp đồng mua bán, giao nhận tiền, tài sản khống; ép người đi vay thực hiện khống các hành vi vi phạm pháp luật nhằm gây bất lợi về pháp lý cho người vay; một số hợp đồng vay tiền tuy số tiền vay nhỏ, thời gian vay ngắn nhưng lãi suất gấp nhiều lần định mức pháp luật cho phép.
Bên cạnh các ứng dụng cho vay tiền của các tổ chức tín dụng, công ty tài chính… xuất hiện nhiều ứng dụng không rõ nguồn gốc về đơn vị chủ quản có biểu hiện hoạt động “tín dụng đen”. Các ứng dụng này thường xuyên thay đổi tên hoặc để ẩn thông tin nhằm tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng.
Khi khách hàng cài đặt ứng dụng vay và để lại thông tin cá nhân, sẽ có đối tượng liên hệ, mời chào vay tiền và cài đặt các ứng dụng vay khác.
Các ứng dụng này có khả năng truy cập thu thập danh bạ, lịch sử tin nhắn, cuộc gọi, thông tin tài khoản mạng xã hội… của người vay để sử dụng khi đòi nợ hoặc cho những mục đích trái pháp luật khác.
Thực tế cho thấy, khách hàng của các ứng dụng này chủ yếu là học sinh, sinh viên, công nhân, người thu nhập thấp cần vay một khoản tiền khoảng vài triệu đồng trong thời gian ngắn mà không muốn thực hiện các thủ tục vay tại ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Khách hàng có thể không để ý hoặc bỏ qua các thông tin quy định ràng buộc về lãi suất, phí, tiền phạt dẫn đến mức lãi suất phải trả cao hơn nhiều lần lãi suất của ngân hàng, dẫn đến việc vay của ứng dụng sau trả lãi cho ứng dụng trước.
Khi người vay không trả tiền đúng kỳ hạn hay mất liên lạc thì người cho vay nợ sẽ sử dụng dữ liệu danh bạ được cung cấp để nhắn tin, gọi điện đề đòi nợ. Sau nhiều lần nhắc nhở nhẹ nhàng thì nhân viên sẽ có những lời đe dọa. Và liên tục sau đó sẽ là những cuộc gọi, tin nhắn liên tiếp vào tất cả các khung giờ trong ngày.
Khi họ không liên hệ được với người vay nợ thì nhân viên sẽ gọi đến số điện thoại người thân mà người vay cung cấp để nhắc nhở và nhờ sự can thiệp.

Báo công an khi bị đòi nợ

Báo công an khi bị đòi nợ

III. Thủ đoạn đòi nợ thuê hiện nay bao gồm những hình thức nào?

Đối với các trường hợp người vay không trả nợ đúng thời hạn hoặc không thể trả nợ, các đối tượng thường áp dụng một số thủ đoạn để đòi nợ như sau:

  • Nhắn tin đòi nợ: Các đối tượng đòi nợ thường sử dụng một hoặc nhiều số sim điện thoại rác để nhắn tin đòi nợ theo mật độ tăng dần. Nếu như người vay không phản hồi thì mật độ tin nhắn sẽ tăng dần lên.
  • Gọi điện thoại đòi nợ: Tương tự như phương thức trên, các đối tượng sẽ sử dụng một hoặc nhiều sim điện thoại rác để gọi điện đòi nợ theo mật độ tăng dần nhằm thúc ép, thậm chí đe dọa, chửi bới, xúc phạm danh dự để buộc người vay phải trả nợ.
  • Gọi điện thoại cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp của người vay: Trong quá trình làm hồ sơ vay tiền, đa phần các tổ chức tín dụng, công ty tài chính sẽ yêu cầu người vay cung cấp thông tin, số điện thoại của người thân, bạn bè, đồng nghiệp (người tham chiếu). Trong trường hợp người vay không phản hồi tin nhắn, cuộc gọi thì các đối tượng sẽ gọi điện cho bạn bè, người thân… của người vay để yêu cầu người vay trả nợ hoặc nhắc nhở người vay phải nghe điện thoại. Cá biệt có trường hợp các đối tượng còn gọi điện đến cơ quan, tổ chức gây áp lực để người vay phải trả nợ.
  • Đe dọa, khủng bố: Việc đe dọa, khủng bố tưởng chừng chỉ có ở bọn xã hội đen. Nhưng không, hiện đây là hình thức của các công ty đòi nợ thuê sử dụng rất nhiều, họ sẽ cho một nhóm thanh niên đến tận nhà hoặc tận nơi làm việc của người vay để tạt sơn, mắm tôm, ném trứng, phá hoại tài sản,…mục đích để bắt buộc người vay trả nợ.Nếu người vay không trả hoặc không gia hạn thời gian trả, thì bên đòi nợ sẽ sử dụng những biện pháp nặng hơn
  • Dùng vũ lực: Hành vi này được sử dụng nhiều nhất hiện nay, công khai đến tận nhà, tận nơi làm việc. Các công ty đòi nợ thuê sẽ cử một nhóm không rõ lại lịch tìm đến tận nhà, tận nơi làm việc đập phá đồ đạc, tài sản, cướp tài sản có giá trị cùng vô số lời đe dọa, cảnh báo và ép người vay trả nợ hoặc gia hạn ngày trả nợ gần nhất thậm chí là sẵn sàng khiến người vay bị xâm hại đến sức khỏe , tính mạng.

IV. Làm thế nào để tránh được các thủ đoạn đòi nợ thuê?

Đòi nợ thuê là một trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh bị cấm theo điểm h, khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020. Trường hợp cố tình vi phạm thì có thể bị phạt hành chính hoặc nặng hơn là bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để hạn chế hoặc tránh gặp phải tình trạng bị đòi nợ quấy rối thì cần hết sức thận trọng và cảnh giác với các hình thức cho vay.

Không vay mượn tiền của các công ty tài chính, tổ chức tín dụng đen;không vay nặng lại; không liên hệ vay tiền qua các số điện thoại được dán tại những nơi công cộng, trên tờ rơi hoặc các app vay tiền không rõ nguồn gốc, từ các đơn vị không được cấp phép.

Đặc biệt, khi vay tiền qua app hoặc trên các trang web, thì nên tìm hiểu, lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ uy tín.

Thêm vào đó là hạn chế cung cấp thông tin cá nhân cho người khác khi không thật sự cần thiết để tránh rơi vào tình trạng bị đòi nợ thuê làm phiền khi không vay nợ

Nếu phát hiện dấu hiệu cho vay nặng lãi hoặc bị đe dọa đòi nợ thuê thì báo ngay đến Cơ quan Công an khai báo để được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Báo công an khi bị đòi nợ

Báo công an khi bị đòi nợ

V. Câu hỏi thường gặp

1. Tôi nên báo công an khi nào sau khi bị đòi nợ?

Nếu bạn cảm thấy bị đe dọa, quấy rối hoặc thấy an ninh của bạn bị đe dọa do tình hình đòi nợ, hãy liên hệ cơ quan Công an ngay lập tức. Thời gian phản ứng sớm có thể giúp đảm bảo an toàn cho bạn và ngăn ngừa tình trạng tồi worse.

2. Tôi cần cung cấp thông tin gì khi báo công an về tình huống đòi nợ?

Cố gắng cung cấp thông tin chi tiết như ngày, giờ, địa điểm, danh tính của người đòi nợ, và mô tả chính xác về tình hình. Càng có nhiều thông tin, cơ quan Công an có thể hiểu rõ hơn về vấn đề để tiến hành xác minh và can thiệp.

3. Liên hệ cơ quan Công an thế nào?

Bạn có thể gọi điện thoại trực tiếp đến số cảnh sát 113 hoặc đến địa điểm cơ quan Công an gần bạn để báo cáo tình huống. Nếu có thể, lưu ý cố gắng giữ lại bằng chứng như tin nhắn, email, hoặc bất kỳ thông tin nào liên quan.

4. Cơ quan Công an sẽ làm gì sau khi tôi báo cáo?

Cơ quan Công an sẽ tiếp nhận thông tin và tiến hành xác minh tình hình. Họ có thể liên lạc với bạn để yêu cầu thêm thông tin, điều tra hoặc thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ bạn và giải quyết vấn đề.

5. Tôi có thể yên tâm báo công an mà không sợ có hậu quả pháp lý?

Báo cáo tình huống đòi nợ cho cơ quan Công an là một hành động có lợi cho cả bạn và xã hội. Thông tin bạn cung cấp sẽ được bảo mật và sử dụng để giải quyết vấn đề. Hành động này là một cách để bảo vệ quyền và an ninh của bạn một cách hợp pháp và an toàn.

Khi bị đòi nợ, việc tìm đến sự giúp đỡ từ cơ quan Công an là một bước quan trọng để bảo vệ quyền và an ninh của bản thân. Thông qua việc báo cáo với Công an về tình hình xảy ra, người bị đòi nợ có cơ hội được hỗ trợ giải quyết vấn đề một cách an toàn và hiệu quả. Các cơ quan chức năng sẽ tiếp nhận thông tin, điều tra và can thiệp cần thiết để đảm bảo sự an toàn cho tất cả các bên liên quan. Báo Công an không chỉ bảo vệ cá nhân mà còn góp phần vào xây dựng một xã hội văn minh, tuân thủ pháp luật.

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo