Thời gian gần đây, lực lượng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao nhận thấy có nhiều trường hợp người dân dù không vay mượn, không bảo lãnh, thậm chí không hề quen biết người vay mượn tiền qua các ứng dụng (app) cho vay tiền nhưng lại bị các đối tượng “khủng bố” đòi nợ bằng điện thoại, tin nhắn và thậm chí bị bêu xấu trên các trang mạng xã hội.
1. Các hình thức vay tiền từ các công ty tài chính
Hiện nay, việc cho vay tiêu dùng là một hình thức khá phổ biến. Bởi quy trình vay này được thực hiện khá đơn giản, người đi vay chỉ cung cấp một số thông tin như: Sổ hộ khẩu, Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân, thông tin liên lạc của người thân, đồng nghiệp, bạn bè,… mà không cần tài sản đảm bảo là đã có thể vay được tiền.
Vì vậy, khi mà người này cố tình hoặc quên không thanh toán khoản nợ thì người thân, bạn bè sẽ bị gọi điện thoại nhắc nhở thậm chí là bị đe dọa, chửi bới,… Thậm chí có những người khi nhận được điện thoại “khủng bố” còn không biết là mình quen của người vay tiền, bởi số điện thoại của họ chỉ được thêm vào một cách ngẫu nhiên để hợp thức hóa hồ sơ vay mà trong khi thực tế họ không có bất kỳ một mối quan hệ nào.
2. Cách xử lý khi không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại
Không vay nợ mà bị khủng bố điện thoại đòi nợ thì phải làm gì là một trong những vấn đề băn khoăn của nhiều độc giả. Vì vậy, khi gặp phải trường hợp này, quý bạn đọc có thể xử lý bằng một trong những cách sau:
Cách 1: Khi thường xuyên bị gọi điện thoại làm phiền hãy giải thích ngắn nếu không quen hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ mà các đối tượng đang đề cập.
Ngoài ra bạn cũng nên hỏi rõ về những thông tin của đơn vị đòi nợ, để có thể nắm được những thông tin cụ thể. Khi nghe máy nên lưu tin nhắn đe dọa, ghi âm cuộc gọi này để làm bằng chứng nếu cần cung cấp cho cơ quan chức năng.
Cách 2: Khi nghe điện dù đối phương gặng hỏi thông tin cá nhân gì thì tuyệt đối không cung cấp những thông tin này cho các đối tượng.
Cách 3: Gửi yêu cầu bằng văn bản tới công ty tài chính đã quấy rối, khủng bố, gọi điện giục nợ để khiếu nại. Và khẳng định biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ của công ty tài chính về đòi tiền cá nhân, tổ chức mình hoàn toàn không có nghĩa vụ phải trả nợ.
Cách 4: Gửi đơn tố cáo tới giám sát ngân hàng hoặc các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn Tỉnh, cơ quan Thanh tra để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính. Hoặc bạn cũng có thể gửi đơn tố cáo lên cơ quan Công an, nếu công ty tài chính tiếp tục sử dụng mạng viễn thông, mạng máy tính, phương tiện điện tử để thực hiện hành vi quấy rối, đe dọa tinh thần ,… của bạn.
Từ đó, các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp nhằm bảo vệ an toàn và quyền lợi của bạn một cách tốt nhất.
Cách 5: Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các tin nhắn, cuộc gọi làm phiền để giảm thiểu những phiền hà. Đối với trang Facebook, Zalo cá nhân, bạn có thể cài đặt chức năng khóa các bình luận của người lạ.
3. Công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ sẽ bị xử lý như thế nào?
Theo như quy định tại điểm e, g khoản 3 điều 102 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử lý hành vi vi phạm quy định về cho thuê, lưu trữ, truyền đưa, truy nhập, cung cấp, thu thập, trao đổi, xử lý và sử dụng thông tin thì công ty tài chính khủng bố điện thoại đòi nợ sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Chi tiết như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của cá nhân, tổ chức khác sai mục đích theo quy định của pháp luật hoặc không được sự đồng ý của họ;
g) Cung cấp, truyền đưa, trao đổi hoặc lưu trữ, sử dụng các thông tin số nhằm quấy rối, đe dọa, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của tổ chức, nhân phẩm, danh dự, uy tín của người khác;
4. Làm gì khi bị nhắn tin, gọi điện “khủng bố” đòi nợ?
Trong trường hợp, mặc dù người bị hại không có vay tiền hay không có bất kỳ quan hệ nào đối với người vay tiền nhưng vẫn bị “khủng bố” đòi nợ cần:
- Khi phát sinh sự việc mọi người cần bình tĩnh để xử lý. Chỉ nên giải thích ngắn gọn về việc không quen biết với người vay khoản nợ trên. Người bị hại nên ghi âm các cuộc gọi, lưu tin nhắn để làm bằng chứng.
Sử dụng tính năng có sẵn trên điện thoại để chặn các cuộc gọi, tin nhắn làm phiền của các đối tượng đòi nợ. Đối với các trang Facebook cá nhân có thể khóa các bình luận của người lạ.
- Không cung cấp thông tin cá nhân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống cho người lạ hay những kẻ gọi điện đòi nợ.
Nên báo cho bạn bè, người thân để họ nắm được thông tin tránh bị kẻ xấu gọi điện, nhắn tin làm phiền.
- Nếu tình trạng bị làm phiền kéo dài, thậm chí đến mức bị "khủng bố" điện thoại, người dân có thể trình báo đến cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tuyệt đối không cung cấp các thông tin của bản thân cho các đối tượng gọi điện đòi nợ như: Thông tin về giấy tờ tùy thân, quan hệ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè, nơi làm việc, sinh sống…
Nội dung bài viết:
Bình luận