Mẫu báo cáo an ninh trật tự trường học

 

Mẫu báo cáo an ninh trật tự trường học là công cụ pháp lý thiết yếu để các cơ sở giáo dục thực hiện nghĩa vụ báo cáo về tình hình an ninh và trật tự theo quy định của pháp luật. Báo cáo này giúp trường học thực hiện việc theo dõi, đánh giá và phản ánh tình trạng an ninh trong môi trường giáo dục, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý và kiểm tra của cơ quan chức năng. Luật ACC sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về mẫu báo cáo này.

mau-bao-cao-an-ninh-trat-tu-truong-hoc

Mẫu báo cáo an ninh trật tự trường học

1. Mẫu báo cáo an ninh trật tự trường học

PHÒNG GD&ĐT ............

TRƯỜNG MN ............

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: /BC-ANTH-MNMH

............, ngày ....... tháng .......năm ...... 

BÁO CÁO

Kết quả công tác an ninh trường học năm học .............

Thực hiện Công văn chỉ đạo của Sở GD&ĐT Hà Nội, PGD&ĐT ............ về việc thực hiện công tác an ninh, trật tự, an toàn trường học năm học .............. Kế hoạch số 69/KH-ANTT-MNMH ngày 05/8/2019 về công tác đảm bảo an ninh trật tự trường mầm non ............ năm học .............. Trường mầm non ............ xin báo cáo kết quả công tác an ninh trường học năm học ............. như sau:

  1. Thời gian, địa điểm, thành phần:
  2. Thời gian và địa điểm:

- Thời gian: ..............

- Địa điểm: Tại văn phòng trường mầm non .............

  1. Thành phần tham dự:

100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non .............

  1. Kết quả công tác an ninh:
  2. Đánh giá tình hình an ninh, trật tự an toàn trường học:

- Đã tổ chức, phổ biến và quán triệt trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên về pháp Luật, pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị và các công văn hướng dẫn thực hiện công tác bảo vệ an ninh trong trường học nhằm tiếp tục tăng cường nhận thức về công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong trường học cho CB,GVNV và học sinh của nhà trường.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, các hoạt động tổ chức các chuyên đề, đã giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên có những kiến thức cơ bản và thiết thực, có thái độ đúng mực, có niềm tin và có hành vi, hoạt động chủ động nhằm bảo vệ an ninh trật tự trường học, phòng chống tệ nạn xã hội và ma tuý, bảo đảm sự ổn định về an ninh trật tự, tạo điều kiện để nâng cao chất lượng CS&GD trẻ trong nhà trường, góp phần quan trọng củng cố nền quốc phòng toàn dân và giữ vững ổn định chính trị - xã hội. Do vậy trong thời gian qua trên địa bàn của đơn vị không bị xảy ra các vụ việc gây mất an ninh trật tự như: trộm cắp tài sản, cháy nổ, đánh nhau… gây mất an toàn.

- Nhà trường đã tổ chức quán triệt, thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về việc cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và sử dụng pháo nổ. Giáo dục, tuyên truyền mạnh mẽ trong CB-GV-NV, phụ huynh và các cháu về việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ; Phối hợp ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm (điều khiển xe máy không có giấy phép lái xe, chở quá số người quy định, uống rượu, bia trước khi lái xe, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy tham gia giao thông, tham gia hoặc cổ vũ đua xe trái phép,…). Do vậy 100% CB,GV,NV toàn trường đều chấp hành tốt luật lệ ATGT khi tham gia giao thông trên đường và tích hợp lồng ghép GD LLATGT cho các cháu trong các hoạt động học tập tại trường.

  1. Công tác phòng chống tai nạn thương tích:

Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch về công tác phòng chống tai nạn, thương tích và triển khai thực hiện tới toàn thể CB,GV,NV trong trường năm được và cùng phối hợp tham gia. Do đó toàn trường trong năm qua đã không bị xảy ra các vụ tai nạn gây thương tích gây hậu quả nặng cho CB,GV,NV và các cháu trong nhà trường.

  1. Công tác triển khai thực hiện 

Căn cứ vào nhiệm vụ được giao và tình hình thực tiễn của nhà trường để xây dựng kế hoạch của đơn vị, tổ chức chỉ đạo thực hiện Kế hoạch; sơ kết, tổng kết công tác kịp thời tuyên dương khen thưởng những tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc và tổng hợp kết quả báo cáo gửi về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

- Đã tổ chức triển khai thực hiện, quán triệt và kí cam kết thực hiện Chỉ thị 01/CT/UB ngày 02/01/2015 của UBND Thành phố Hà Nội giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên với nhà trường và giữa nhà trường với Phòng GD&ĐT, nhằm giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ học sinh của trường thấy rõ tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục theo hướng toàn diện, coi trọng công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống; trong đó, chú trọng hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật, truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý uống nước nhớ nguồn cho học sinh trong nhà trường nhằm thực hiện tốt các nội dung phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Đồng thời đã nâng cao ý thức tự giác trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh về thực hiện pháp luật, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, an toàn giao thông, sống trung thực, tự trọng, lành mạnh thực hiện tốt 

  1. Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, các tệ nạn XH và vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm trong nhà trường:

- Nhà trường đã tổ chức tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống ma túy, HIV/AIDS, các tệ nạn XH và công tác vệ vinh môi trường, vệ sinh trường học và công tác đảm bảo an toàn thực phẩm trong CB-GV-NV toàn trường. Tăng cường công tác phối hợp giữa cán bộ địa phương, nhân dân và đặc biệt là hội phụ huynh với nhà trường, không để tình trạng tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng và cùng phối hợp thực hiện công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho các cháu và đặc biệt là việc đảm bảo tuyệt đối về VSATTP trong nhà trường. Do vậy trong nhiều năm qua nhà trường đã không bị xảy ra trường hợp bị ngộ độc thực phẩm đối với CB,GV,NV và các cháu.

  1. Đánh giá chung:

Do nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện công tác an ninh trật tự và triển khai nghiêm túc đến toàn thể CB,GV,NV toàn trường, vì vậy nhận thức về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong toàn thể CB,GV,NV của nhà trường đều thực hiện và chấp hành tốt các nội quy, quy định của nhà trường và cấp trên đề ra, luôn có tư tưởng cảnh giác, phòng chống các vụ trộm cắp tài sản, các vụ việc gây mất trật an ninh, công tác phòng chống tai nạn thương tích, chấp hành tốt luật lệ ATGT. Tham gia và thực hiện tốt công tác tuyên truyền GD pháp luật, phòng chống ma túy. HIV/AIDS, các tệ nạn XH. Đồng thời thực hiện nghiêm túc kế hoạch chủ động ký cam kết thực hiện…

III. Những kiến nghị và đề xuất:

- Đề nghị cấp trên quan tâm tạo điều kiện cấp kinh phí cho nhà trường mua sắm thêm một số thiết bị đồ dùng phục vụ cho công tác đảm bảo an ninh trật tự tại đơn vị.

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn về công tác đảm bảo an ninh, trật tự cho CB,GV,NV được đi tập huấn.

  1. Phương hướng chỉ đạo trong thời gian tới:

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về xây dựng giai đoạn ..........à triển khai thực hiện đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Tăng cường các biện pháp phối hợp với chính quyền, đoàn thể tại địa phương và gia đình, nhằm ngăn chặn tình trạng tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng ở trong và ngoài trường học.

- Phối hợp, tổ chức để CB-GV-NV toàn trường được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh; Tổ chức thăm hỏi, động viên, chúc tết gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công; Xây dựng kế hoạch hỗ trợ, động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên và các cháu có hoàn cảnh gia đình khó khăn đặc biệt nhân dịp tết âm lịch.

- Phối hợp chặt chẽ với công an trong công tác bảo đảm ANTT, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội. Nhà trường cần chủ động phối hợp với công an địa phương xây dựng kế hoạch, nắm bắt thông tin, xử lý tình huống mất ANTT liên quan, kiến nghị với chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề phức tạp về mất ANTT khu vực xung quanh trường học.

- Đầu tư kinh phí, đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh để huy động sự đóng góp ủng hộ của phụ huynh để lắp hệ thống camera quan sát tại các khu trong toàn trường.

- Phối hợp, phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường. Căn cứ chức năng nhiệm vụ của mỗi đoàn thể, nhà trường chủ động phối hợp, tạo điều kiện (cả về vật chất, cơ chế, …) để các tổ chức, đoàn thể thực hiện tốt công tác vận động, tuyên truyền, giáo dục.

- Thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở, kịp thời nắm bắt và giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong đội ngũ, tạo lòng tin, kích thích đội ngũ CB-GV-NV mạnh dạn đóng góp ý kiến để hình thành nhận thức mới. Từ đó có tinh thần trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nội quy cơ quan, quy chế chuyên môn, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của đơn vị, của ngành.

- Đưa các hoạt động lồng ghép GD trẻ về mất an ninh trật tự, GD đạo đức, tư tưởng, lối sống văn hoá trong các hoạt động GD trẻ hàng ngày.

- Tăng cường công tác vận động trong CB-GV-NV và phụ huynh, tham gia có hiệu quả các hoạt động phòng ngừa và trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh, trật tự trong trường học gắn với việc thực hiện cuộc vận động:

- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để thực hiện công tác truyền thông, tổ chức các hoạt động tuyên truyền như: Trên đây là báo cáo kết quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học của trường Mầm non ............ năm học .............. Nhà trường rất mong được sự tiếp tục quan tâm và chỉ đạo của các cấp về công tác thực hiện an ninh trật tự trong nhà trường để không xảy ra các vấn đề về mất an ninh trật tự, nhằm đảm bảo tốt về an ninh, trật tự cho CB,GV,NV và các cháu trong nhà trường./.

Nơi nhận:

- Phòng GD&ĐT; (để b/c)

- Lưu: VP./.

HIỆU TRƯỞNG

 

 

2. Ai là đối tượng bắt buộc phải lập báo cáo an ninh trật tự trường học?

ai-la-doi-tuong-bat-buoc-phai-lap-bao-cao-an-ninh-trat-tu-truong-hoc
Ai là đối tượng bắt buộc phải lập báo cáo an ninh trật tự trường học?

Các đối tượng bắt buộc phải lập báo cáo an ninh trật tự trường học bao gồm:

  • Các cơ sở giáo dục: Bao gồm các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục đào tạo khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
  • Nhà trường: Các trường học cần thực hiện báo cáo an ninh trật tự định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
  • Cơ sở giáo dục tư thục: Các cơ sở giáo dục tư thục cũng phải tuân thủ việc lập báo cáo an ninh trật tự như các cơ sở giáo dục công lập.
  • Những tổ chức giáo dục có liên quan: Bao gồm các trung tâm giáo dục thường xuyên, các cơ sở đào tạo nghề và các trung tâm huấn luyện kỹ năng, nếu có yêu cầu từ cơ quan chức năng.

Các đối tượng này cần thực hiện báo cáo theo các quy định pháp luật về an ninh trật tự nhằm đảm bảo việc quản lý và giám sát an toàn trong môi trường giáo dục.

>> Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin liên quan tại bài viết Phương án đảm bảo an ninh trật tự trường học chi tiết

3. Tần suất lập báo cáo an ninh trật tự trường học là bao lâu một lần?

Tần suất lập báo cáo an ninh trật tự trường học thường được quy định cụ thể bởi cơ quan chức năng và có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng địa phương hoặc loại hình cơ sở giáo dục. Theo quy định chung, các trường học phải thực hiện báo cáo an ninh trật tự với tần suất như sau:

  • Báo cáo định kỳ: Thường là hàng quý hoặc hàng năm, tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý giáo dục và an ninh địa phương. Báo cáo định kỳ giúp cơ quan chức năng theo dõi tình hình an ninh, trật tự trong các cơ sở giáo dục một cách thường xuyên.
  • Báo cáo đột xuất: Khi có sự cố an ninh trật tự xảy ra hoặc theo yêu cầu khẩn cấp của cơ quan chức năng, nhà trường phải lập báo cáo ngay lập tức để cung cấp thông tin kịp thời về các sự kiện liên quan.

Cần lưu ý rằng quy định cụ thể về tần suất báo cáo có thể được điều chỉnh theo các văn bản pháp luật hiện hành hoặc các hướng dẫn từ cơ quan quản lý giáo dục và an ninh.

>> Mời các bạn tham khảo bài viết để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan tại Thủ tục quy trình xin giấy chứng nhận an ninh trật tự 

4. Quy định pháp luật nào quy định về việc lập báo cáo an ninh trật tự trường học?

Việc lập báo cáo an ninh trật tự trong trường học được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật và hướng dẫn liên quan đến an ninh trường học và quản lý giáo dục. Các quy định chính bao gồm:

  • Luật Giáo dục năm 2019: Luật này quy định các nguyên tắc và trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho học sinh, sinh viên và môi trường học tập.
  • Nghị định số 86/2018/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giáo dục: Nghị định này quy định trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc quản lý, bảo đảm an ninh, trật tự và báo cáo về tình hình an ninh trật tự.
  • Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT về quy định quản lý cơ sở giáo dục: Thông tư này quy định trách nhiệm của các cơ sở giáo dục trong việc lập báo cáo và thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh trật tự.
  • Thông tư số 29/2018/TT-BGDĐT về quy định về công tác bảo vệ và phòng chống các hành vi bạo lực học đường: Thông tư này hướng dẫn các biện pháp và quy trình báo cáo liên quan đến an ninh trật tự trong trường học, đặc biệt là các tình huống liên quan đến bạo lực học đường.

Các cơ sở giáo dục cần căn cứ vào những quy định này để thực hiện việc lập và gửi báo cáo an ninh trật tự theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

>> Ngoài ra, các bạn có thể liên hệ Luật ACC để được cung cấp thông tin chi tiết về Thủ Tục, Điều Kiện Xin Giấy Phép An Ninh Trật Tự Cho Ký Túc Xá

5. Câu hỏi thường gặp

Nội dung chính cần có trong mẫu báo cáo an ninh trật tự trường học bao gồm những gì?

Nội dung chính cần có trong mẫu báo cáo an ninh trật tự trường học bao gồm các thông tin cơ bản về tình hình an ninh, trật tự trong trường học, các sự cố xảy ra, biện pháp đã thực hiện để xử lý sự cố và các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình an ninh. Cụ thể, báo cáo cần nêu rõ các sự việc liên quan đến an ninh, như vụ việc xâm phạm an ninh, tình hình bạo lực học đường, tình hình vi phạm nội quy trường học, các biện pháp phòng ngừa và ứng phó đã triển khai, cũng như các kiến nghị và đề xuất cần thiết.

Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra báo cáo an ninh trật tự trường học?

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra báo cáo an ninh trật tự trường học thường là cơ quan quản lý giáo dục cấp huyện, tỉnh hoặc thành phố, cụ thể là phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo, cùng với các cơ quan chức năng liên quan đến an ninh như công an địa phương.

Cách thức thu thập dữ liệu cho báo cáo an ninh trật tự trường học là gì?

Cách thức thu thập dữ liệu cho báo cáo an ninh trật tự trường học bao gồm việc thu thập thông tin từ các sự cố an ninh, báo cáo của giáo viên, học sinh và phụ huynh, cũng như các báo cáo từ các cơ quan chức năng như công an. Dữ liệu có thể được thu thập thông qua các biên bản sự cố, cuộc họp của ban giám hiệu, các khảo sát và phỏng vấn với các bên liên quan, và các hồ sơ liên quan đến các biện pháp an ninh đã được thực hiện trong trường học.

Việc lập báo cáo an ninh trật tự trường học theo quy định pháp luật là một yêu cầu quan trọng nhằm bảo đảm sự an toàn và trật tự trong môi trường học đường. Báo cáo này không chỉ giúp các cơ quan chức năng giám sát và đánh giá tình hình an ninh, mà còn là cơ sở để thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời các vấn đề liên quan. Thông qua việc thực hiện báo cáo định kỳ và đầy đủ, các cơ sở giáo dục đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật, đồng thời góp phần duy trì môi trường học tập an toàn và hiệu quả cho học sinh.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo