Dù cho làm bất cứ công việc nào thì việc nhận lương, cách thức tính lương như thế nào luôn là mối quan tâm của chúng ta khi đi làm. Vậy lương của giáo viên THCS được tính như thế nào? ACC mời bạn tham khảo bài viết Bảng lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT
Bảng lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT
1. Cách xếp lương giáo viên THCS công lập theo Thông tư 03
Điều 8. Cách xếp lương
1. Viên chức được bổ nhiệm vào các chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này được áp dụng bảng lương tương ứng ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, cụ thể như sau:
a) Giáo viên trung học cơ sở hạng III, mã số V.07.04.32, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
b) Giáo viên trung học cơ sở hạng II, mã số V.07.04.31, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,00 đến hệ số lương 6,38;
c) Giáo viên trung học cơ sở hạng I, mã số V.07.04.30, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,4 đến hệ số lương 6,78.
2. Việc xếp lương khi bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BNV ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch, chuyển loại công chức, viên chức và theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi thực hiện chính sách tiền lương mới, việc xếp sang lương mới thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Lưu ý:
Giáo viên THCS hạng III (mã số V.07.04.12) chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên THCS theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 thì giữ nguyên mã số V.07.04.12 và áp dụng hệ số lương của viên chức loại A0 (từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89) cho đến khi đạt trình độ chuẩn được đào tạo thì được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc cho đến khi nghỉ hưu nếu không thuộc đối tượng phải nâng trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020
2. Bảng lương giáo viên trung học cơ sở

3. Thang bậc lương giáo viên trung học cơ sở
3.1 Bậc lương giáo viên THCS hạng I
– Yêu cầu cần có:
- Bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc chuyên ngành phù hợp giảng dạy.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS.
- trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo năng lực ngoại ngữ bậc 6 dùng cho Việt Nam.
- Có trình độ tin học, sử dụng công nghệ thông tin theo quy định Bộ Thông tin và truyền thông,
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng I.
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng I, áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2 thuộc nhóm A2.2. ( Từ hệ số lương 4.00 đến hệ số lương 6.38).
3.2 Bậc lương giáo viên THCS hạng II
– Yêu cầu cần có:
- Bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc chuyên ngành tương đương có thể giảng dạy.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS.
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
- Có trình độ tin học đạt chuẩn.
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo đúng quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên THCS hạng II.
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1 (Từ hệ số lương 2.34 đến 4.98)
3.3 Bậc lương giáo viên THCS hạng III
– Yêu cầu cần có:
- Bằng tốt nghiệp cử nhân trở lên chuyên ngành sư phạm hoặc tương đương có thể giảng dạy.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS
- Có trình độ ngoại ngữ bậc 1 theo khung năng lực bậc 6 dùng cho Việt Nam
- Có trình độ tin học đạt chuẩn, sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định Bộ Thông tin và Truyền thông.
– Chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng III được áp dụng theo hệ số lương viên chức loại A0 ( Từ hệ số 2.10 đến 4.89).
4. Cách tính lương giáo viên THCS
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng – Mức đóng Bảo hiểm xã hội
Đối với giáo viên làm việc theo hợp đồng thì tính như sau:
Cách tính lương = Lương cơ bản x Hệ số lương x % Phụ cấp (nếu có) – Các khoản phí khác (phí Bảo Hiểm và phí công đoàn).
Hoặc mức lương thoả thuận trong hơp đồng.
Trên đây là toàn bộ nội dung về Bảng lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu vấn đề, nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất, chúng tôi có các dịch vụ hỗ trợ mà bạn cần. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận