Hợp đồng 68 là cách gọi phổ biến của hợp đồng lao động được ký theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP. Sau đây, Luật ACC xin gửi đến bạn Bảng lương hợp đồng theo nghị định 68/2020/NĐ-CP. Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây:
Bảng lương với lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP
1. Vài nét về hợp đồng 68
Hợp đồng 68 hay còn gọi là hợp đồng theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP là loại hợp đồng được ký kết giữa cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với người lao động hoặc cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ.
Do đó, việc ký kết, thực hiện, thay đổi, chấm dứt, thanh lý và giải quyết tranh chấp giữa các bên thực hiện theo các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động.
2. Điều kiện để người lao động ký hợp đồng 68
Để được ký hợp đồng theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP, cá nhân người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có đủ sức khỏe để làm việc được cơ sở khám sức khỏe chứng nhận theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
- Có lý lịch rõ ràng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
- Có khả năng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chấp hành án phạt tù cải tạo không giam giữ hoặc đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại địa phương hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh;
- Không trong thời gian bị cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc liên quan đến công việc ký kết hợp đồng.
3. Các nhóm công việc được ký hợp đồng 68
Có 06 nhóm công việc được giao kết hợp đồng theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP, gồm có:
- Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
- Lái xe;
- Bảo vệ;
- Vệ sinh;
- Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
- Công việc thừa hành, phục vụ khác có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống.
4. Những trường hợp không thực hiện việc ký hợp đồng 68
Không thực hiện việc ký hợp đồng lao động theo Nghị định 68 đối với các đối tượng sau:
- Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định là công chức trong các cơ quan hành chính hoặc là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên.
- Những người làm bảo vệ ở các cơ quan, đơn vị: Văn phòng Chính phủ, Kho tiền hoặc Kho hồ sơ ấn chỉ có giá trị như tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Kho ấn chỉ thuế, Kho ấn chỉ hải quan.
- Lái xe chuyên dùng chuyên chở tiền của Ngân hàng Nhà nước, Kho bạc Nhà nước.
5. Mức lương của người lao động theo hợp đồng 68
Thực hiện Nghị định 161/2018/NĐ-CP, Thông tư 03/2019/TT-BNV; căn cứ Công văn 4169/BNV-CCVC ngày 13/8/2020 của Bộ Nội vụ trả lời về nội dung liên quan đến thực hiện hợp đồng lao động (HĐLĐ) theo Nghị định 68/2020/NĐ-CP và Nghị định 161/2018/NĐ-CP, VKSND tối cao hướng dẫn thực hiện Điểm 1, Điểm 2 Điều 4 Thông tư 03 như sau:
1. Đối với cá nhân ký HĐLĐ mới làm công việc quy định tại Nghị định 68/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 3 Nghị định 161 kể từ ngày 01/01/2021 thì mức lương thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
2. Đối với cá nhân đang thực hiện HĐLĐ 68 áp dụng bảng lương theo Nghị định
204/2004/NĐ-CP thì chuyển sang thực hiện ký HĐLĐ mới theo Nghị định 161.
Căn cứ để xác định mức lương trong hợp đồng mới bằng tổng thu nhập hiện hưởng gồm hệ số lương hiện hưởng cộng với phụ cấp công vụ, được quy đổi ra số tiền, cụ thể như sau:
- Nếu mức lương trong hợp đồng mới thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì được điều chỉnh lên bằng mức lương tối thiểu vùng.
- Nếu mức lương trong hợp đồng mới cao hơn mức lương tối thiểu vùng thì bằng tổng thu nhập hiện hưởng của người lao động.
Khuyến khích VKSND địa phương, đơn vị khi ký lại HĐLĐ và ký mới HĐLĐ có thể ký với mức lương cao hơn mức lương tối thiểu vùng.
3. Để đảm bảo tính công bằng giữa người mới vào làm việc với những người đã có thời gian làm việc khi ký lại HĐLĐ, về nguyên tắc xác định mức lương trong HĐLĐ mới như tại điểm 2, tuy nhiên để bảo đảm tính công bằng có thể xem xét áp dụng 03 mức lương dự kiến như sau:
- Mức 1 thấp nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.
Áp dụng đối với các trường hợp ký HĐLĐ mới kể từ ngày 01/01/2021.
- Mức 2 = mức lương tối thiểu vùng + 600.000đ.
Áp dụng đối với ngạch Nhân viên lái xe có thời gian làm việc đủ 04 năm trở lên; Nhân viên bảo vệ, Nhân viên kỹ thuật có thời gian làm việc đủ 06 năm trở lên; Nhân viên phục vụ có thời gian làm việc đủ 10 năm trở lên khi ký lại HĐLĐ mà tông thu nhập hiện hưởng của người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. .
- Mức 3 = mức lương tối thiểu vùng +1.000.000đ.
Áp dụng đối với ngạch Nhân viên lái xe có thời gian làm việc đủ 08 năm trở lên; Nhân viên bảo vệ, Nhân viên kỹ thuật có thời gian làm việc từ 10 năm trở lên; Nhân viên phục vụ có thời gian làm việc đủ 15 năm trở lên khi ký lại HĐLĐ mà tổng thu nhập hiện hưởng của người lao động thấp hơn mức 2.
Ví dụ 1: Nhân viên lái xe có thời gian công tác 4 năm tại VKSND tối cao, với mức lương hiện hưởng 2,41, có tổng thu nhập là 4.490.000đ khi ký lại HĐLĐ thì có thể xếp lương mức 2.
Ví dụ 2: Nhân viên bảo vệ có thời gian công tác 6 năm tại VKSND thành phố Hà Nội, với mức lương hiện hưởng 2.04, có tổng thu nhập là 3.800.000đ khi ký lại HĐLĐ thì có thể xếp lương mức 2.
Ví dụ 3: Nhân viên phục vụ có thời gian công tác 10 năm tại VKSND thành phố Hà Nội, với mức lương hiện hưởng 1.90, có tổng thu nhập là 3.538.000đ khi ký lại HĐLĐ thì có thể xếp mức lương mức 2.
4. Khi ký HĐLĐ mới thì không quy định về thời gian nâng lương và mức tăng, chỉ điều chỉnh tỷ lệ % tiền lương tăng thêm đối với HĐLĐ khi Chính phủ ban hành Nghị định về mức lương tối thiểu vùng để làm căn cứ điều chỉnh.
5. Về mức đóng BHXH: theo quy định hiện hành thì mức đóng BHXH của người lao động là 10.5% (gồm 8% BHXH, 1.5% BHYT, 1% BHTN) và người sử dụng lao động đóng 21.5%, khi ký lại HĐLĐ thì mức đóng BHXH, BHTN đối với người lao động thực hiện như hiện nay (10.5%).
6. Thời gian thực hiện ký lại HĐLĐ kể từ ngày 01/01/2021.
Đề nghị đồng chí Thủ trưởng các đơn vị thuộc VKSND tối cao, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện các nội dung nêu trên. Nếu có vấn đề gì vướng mắc thì trao đổi về Vụ Tổ chức cán bộ để tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo VKSND tối cao xem xét, giải quyết.
Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Bảng lương hợp đồng theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP mà ACC muốn gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang website accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận