Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 107

Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn danh mục biểu mẫu và phương pháp lập chứng từ kế toán bắt buộc; danh mục hệ thống tài khoản và phương pháp hạch toán tài khoản kế toán; danh mục mẫu sổ và phương pháp lập sổ kế toán; danh mục mẫu báo cáo và phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị quy định tại Điều 2 Thông tư này.

Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 107 để cùng giải đáp các thắc mắc.

1. Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 107

1.1. Chấm công là gì?

Chấm công là một hình thức khai báo về sự hiện diện tại chỗ làm, giờ giấc đến chỗ làm, lúc tan ca. Nhờ vào kết quả chấm công, chủ doanh nghiệp cũng như các bộ phận hành chính nhân sự, kế toán có thể nắm được thời gian làm việc, số ngày làm, số ngày nghỉ của mỗi nhân viên.

Từ đó, các bộ phận sẽ đưa ra những quyết định phát lương, tăng lương, thưởng hoặc phạt nhân viên. Nhờ có hình thức chấm công này, mà việc quản lý nhân viên sẽ dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhân viên cũng sẽ có ý thức hơn đối với công việc và có trách nhiệm hơn với tập thể, với cái chung.  

1.2. Các hình thức chấm công phổ biến hiện nay

Sau khi tìm hiểu chấm công là gì, nhiều người còn thắc mắc về các hình thức chấm công hiện nay. Có thể nói, hầu hết các công ty hiện nay đều sử dụng các hình thức chấm công để quản lý nhân viên. Mỗi công ty sẽ lựa chọn mỗi hình thức chấm công khác nhau tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng của mình.

Dưới đây là những hình thức chấm công được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

- Chấm công bằng thẻ giấy

- Chấm công bằng thẻ từ

- Chấm công bằng khuôn mặt

- Chấm công bằng vân tay

- Chấm công bằng mống mắt

- Chấm công online

1.3. Mục đích

Theo dõi ngày công thực tế làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.   

1.4. Phương pháp lập và trách nhiệm ghi

- Mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm…) có phát sinh làm thêm ngoài giờ làm việc theo quy định thì phải lập bảng chấm công làm thêm giờ.

   + Cột A, B: Ghi số thứ tự, họ và tên từng người làm việc thêm giờ trong bộ phận công tác.

   +  Cột 1 đến cột 31: Ghi số giờ làm thêm của các ngày (Từ giờ…đến giờ…) từ ngày 01 đến ngày cuối cùng của tháng.

   +  Cột 32: Ghi tổng số công hưởng lương thời gian trong tháng.

   +  Cột 33: Ghi tổng số công nghỉ không lương.

   +  Cột 34: Ghi tổng số công hưởng BHXH.

*

Đơn vị:………………………………………..   Mẫu số C01- HD
Bộ phận:………………………………………    
Mã QHNS: ..........................    

 

BẢNG CHẤM CÔNG

Tháng .........năm.........

Số:...................

Số TT Họ và tên Ngày trong tháng Quy ra công
1 2 3 ... 31 Số công hưởng lương thời gian Số công nghỉ không lương Số công hưởng BHXH
A B 1 2 3 ..... 31 32 33 34
                   
                   
  Cộng                

Ngày......tháng .... năm...

NGƯỜI CHẤM CÔNG          

 (Ký, họ tên)

            PHỤ TRÁCH BỘ PHẬN      

(Ký, họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

          (Ký, họ tên)

     

 

Ký hiệu chấm công: 

 

- Lương thời gian + - Hội nghị, học tập H
- Ốm, điều dưỡng Ô - Nghỉ bù                                Nb
- Con ốm - Nghỉ không lương                No
- Thai sản Ts - Ngừng việc                            N
- Tai nạn T - Lao động nghĩa vụ               
- Nghỉ phép P    

cham-cong-hang-ngay-300x176

2. Câu hỏi thường gặp

- Chấm công bằng thẻ từ là gì?

Phương pháp chấm công bằng thẻ từ này yêu cầu phải trang bị máy chấm công thẻ từ. Mã số và các thông tin cần thiết của người lao động sẽ được lưu trong thẻ. Khi chấm công, chỉ cần quẹt thẻ vào đầu đọc thẻ, thông tin ngày giờ ra vào sẽ được lưu lại trong máy.

- Chấm công bằng vân tay là gì?

Hình thức chấm công này cũng sử dụng máy chấm công điện tử vân tay. Bằng việc ứng dụng công nghệ sinh trắc học vân tay kết hợp cùng các công nghệ xử lý hình ảnh máy có thể xác định danh tính của mỗi người bằng dấu vân tay.

- Chấm công bằng khuôn mặt là gì?

Phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải trang bị máy chấm công khuôn mặt. ứng dụng dựa vào các đặc điểm trên khuôn mặt để so sánh, nhận dạng và định danh 1 đối tượng 1 cách tự động thông qua cơ sở dữ liệu khuôn mặt đã được lưu trữ từ trước. Đây không phải là công nghệ mới, trên thực tế thì từ khi công nghệ sinh trắc học phát triển và bùng nổ thì công nghệ nhận diện khuôn mặt cũng được phát triển theo.

Trên đây là nội dung về Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 107 mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.

 

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo