Cách lập Bảng cân đối tài khoản theo Thông tư 133

Vào ngày 26 tháng 8 năm 2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 133/2016/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó có quy định cụ thể về Bảng cân đối tài khoản hay còn gọi là Bảng cân đối số phát sinh. Để hiểu rõ hơn về cách lập Bảng cân đối tài khoản hay Bảng cân đối số phát sinh theo Thông tư 133 mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau đây của công ty chúng tôi:

1. Bảng cân đối tài khoản hay Bảng cân đối số phát sinh là gì?

Bảng cân đối tài khoản hay Bảng cân đối số phát sinh là phụ biểu của báo cáo tài chính được gửi đến cho các cơ quan thuế, phản ánh tổng quát tình hình tăng giảm số phát sinh trong năm, nguồn vốn, nợ phải trả, doanh thu, các thu nhập khác cũng như kết quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.

2. Nội dung Bảng cân đối tài khoản

Đơn vị báo cáo: …………………

Địa chỉ: …………………………...

Mẫu số F01 - DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

 

BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN

Năm ...

Đơn vị tính: ...

Số hiệu tài khoản

Tên tài khoản

Số dư đầu kỳ

Số phát sinh trong kỳ

Số dư cuối kỳ

   

Nợ

Nợ

Nợ

A B 1 2 3 4 5 6
               
               
               
 

Tổng cộng

           

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, họ tên)

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Ký, họ tên)

Lập, ngày ... tháng ... năm ...
NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
(Ký, họ tên, đóng dấu)

Ghi chú: Đối với trường hợp thuê dịch vụ làm kế toán, làm kế toán trưởng thì phải ghi rõ số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, tên đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán.

3. Các thành phần của Bảng cân đối tài khoản

  • Số hiệu tài khoản: ghi số hiệu của từng tài khoản cấp 1 hoặc cả tài khoản cấp 1 và cấp 2 doanh nghiệp sử dụng trong năm báo cáo.
  • Tên tài khoản: ghi tên của từng tài khoản theo thứ tự từng loại mà doanh nghiệp đang sử dụng.
  • Số dư đầu kỳ: Phản ánh số dư Nợ đầu năm và dư "có" theo từng tài khoản. Số liệu để ghi được căn cứ vào số cái hoặc nhật ký.
  • Số phát sinh trong kỳ: Căn cứ vào tổng số phát sinh bên nợ, số phát sinh bên có của từng tài khoản trong năm báo cáo. Số liệu ghi được căn cứ vào tổng số phát sinh bên nợ và tổng số phát sinh bên có của từng tài khoản ghi trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái trong năm báo cáo.
  • Số dư cuối kỳ: dùng để phán ánh số dư nợ cuối năm và số du có cuối năm theo từng khoản mục của năm báo cáo.

4. Điểm khác nhau giữa Bảng cân đối tài khoản với Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối tài khoản là loại bảng giúp đánh giá những hoạt động của doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực được thể hiện thông qua các số liệu như số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ và số phát sinh tài khoản của doanh nghiệp sử dụng để hạch toán.

Bảng cân đối kế toán lại giúp các nhà quản trị có được đánh giá chính xác về tình hình hiện tại của doanh nghiệp thông qua số dư đầu kỳ và cuối kỳ tại thời điểm lập bảng mà không phát sinh thêm bất cứ số nào.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của Luật ACC về Bảng cân đối tài khoản và cách lập Bảng cân đối tài khoản theo Thông tư 133/2016/TT-BTC. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý bạn đọc có vướng mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website hoặc Hotline để được giải đáp, hỗ trợ.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo