Bản tường trình gửi tòa án là một loại văn bản phổ biến được sử dụng trong quá trình kiện tụng do bị đơn hoặc nguyên đơn gửi cho tòa án. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn nhiều người chưa nắm rõ nội dung và cách viết bản tường trình gửi tòa án. Bài viết sau đây, ACC sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu bản tường trình gửi tòa án chính xác và đầy đủ nhất.

Mẫu bản tường trình của bị đơn/nguyên đơn gửi toà án
1. Bản tường trình gửi tòa án là gì
1.1. Bản tường trình gửi tòa án là gì
Bản tường trình là bản khai của cá nhân mô tả lại diễn biến của sự việc xảy ra theo góc nhìn của cá nhân với tư cách là người trong cuộc để gửi đến người có thẩm quyền giải quyết sự việc đó. Đây được xem là tài liệu quan trọng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi cá nhân cũng như hỗ trợ cho việc thực hiện các công tác quản lý, giải quyết các vấn đề về trách nhiệm pháp lý bắt nguồn từ sự cố của các tổ chức, đoàn thể và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Bản tường trình gửi tòa án là văn bản được nguyên đơn/bị đơn sử dụng để trình bày với tòa án về sự việc đã xảy ra.
Bản tường trình gửi tòa án để ghi lại ý kiến của nguyên đơn/ bị đơn về những vấn đề và thông tin cần thiết cho vụ án để bảo vệ quyền lợi cho nguyên đơn/bị đơn. Đồng thời nội dung trong bản tường trình gửi tòa án cũng sẽ được sử dụng trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
1.2. Hướng dẫn viết bản tường trình gửi tòa án
Dù bản tường trình gửi tòa án không yêu cầu quá khắt khe về quy chuẩn. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo các yêu cầu về thể thức của một văn bản hành chính theo quy định tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP như sau:
"1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax."
1.3. Lưu ý khi lập bản tường trình gửi tòa án
Khi viết bản tường trình gửi tòa án, nguyên đơn/bị đơn cần chú ý phải ghi đầy đủ, chính xác các nội dung sau:
- Ghi tên Toà án có thẩm quyền ra Thông báo về việc thụ lý vụ án;
- Ghi theo nội dung trong Thông báo về việc thụ lý vụ án;
- Ghi họ và tên của người khởi kiện/ người bị kiện;
- Ghi cụ thể những ý kiến về từng yêu cầu của người khởi kiện trong Thông báo về việc thụ lý vụ án;
- Ghi cụ thể tên những tài liệu, chứng cứ của người viết bản trình bày ý kiến gửi kèm theo đơn khởi kiện.
2. Mẫu bản tường trình gửi tòa án
2.1. Mẫu bản tường trình gửi toà án của nguyên đơn
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
*****o0o*****
Bản tường trình của nguyên đơn
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN/HUYỆN……TỈNH ……….
Tôi tên: ….sinh ngày ……
CMND số:…….cấp ngày……. Tại……
Nơi đăng ký HKTT: ………………….
Nghề nghiệp: …………………………………………………….
Nơi công tác: ……………………………………………………
Là nguyên đơn trong vụ án …, hiện đang được Tòa án nhân dân quận …………. thụ lý và giải quyết theo trình tự sơ thẩm.
Nội dung sự việc:
.....……………………………………………………………
.....………………………………………………………
Kính đề nghị Quý Tòa xem xét và giải quyết:
Tôi xin trân trọng và chân thành biết ơn.
Giấy tờ kèm theo:
.....…………………………………………………………
.....…………………………………………………………
….., ngày …tháng ……năm …….
Người khai
(ký và ghi rõ họ tên)
2.2. Mẫu bản tường trình gửi tòa án của bị đơn
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
———-o0o———-
………………,ngày……..tháng…….năm…………
Bản tường trình của bị đơn
Kính gửi: Tòa án nhân dân ………………………………………………………
Tôi tên là:…………………………………………;
Sinh ngày:……………………………….;
Số CMND:…………………………………do cơ quan……………………..cấp vào ngày……..tháng………năm………;
Nơi ĐKTT:…………………………………………;
Chỗ ở hiện tại:………………………………………..;
Nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án vào ngày……tháng……năm……..của Tòa án nhân dân……………..đã thụ lý vụ án dân sự số :…../……/TLST-……..về việc ……………………Theo đơn khởi kiện của ………………….
Tôi xin trình bày ý kiến theo yêu cầu của người khởi kiện như sau :
1 …………………………………………………………….;
2 ……………………………………………………………….;
3 …………………….........……………………………..;
Các tài liệu, chứng cứ kèm theo :
1 ………………………………………………………………..;
2……………………………………………………………..;
Trân trọng cảm ơn./.
Người làm bản trình bày (Ký và ghi rõ họ tên) |
3. Những lưu ý khi viết Mẫu bản tường trình của bị đơn/nguyên đơn gửi toà án
3.1. Cấu trúc của bản tường trình:
- Tiêu đề: Ghi rõ tên vụ án, số hiệu vụ án, tên tòa án.
- Đầu đơn: Ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân của người làm đơn.
- Nội dung:
- Phần mở đầu: Giới thiệu ngắn gọn về vụ án, vai trò của người làm đơn.
- Phần trình bày sự việc: Trình bày sự việc một cách khách quan, rõ ràng, theo trình tự thời gian.
- Phần lý lẽ: Trình bày các lý lẽ pháp lý để chứng minh cho quan điểm của mình.
- Phần kết luận: Nêu rõ yêu cầu của người làm đơn đối với tòa án.
- Danh sách tài liệu kèm theo: Liệt kê đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo.
- Chữ ký, họ tên, ngày tháng năm lập.
3.2. Nội dung cần lưu ý:
- Tập trung vào sự thật: Trình bày sự việc một cách khách quan, trung thực, tránh phóng đại hoặc xuyên tạc.
- Rõ ràng, súc tích: Trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, tránh dài dòng, lan man.
- Hợp lý, logic: Các ý trình bày phải có sự liên kết chặt chẽ, lập luận chặt chẽ.
- Căn cứ pháp lý: Căn cứ vào các quy định của pháp luật có liên quan để trình bày lý lẽ.
- Chứng cứ: Cung cấp đầy đủ các bằng chứng, tài liệu để chứng minh cho những gì mình trình bày.
- Tránh ngôn ngữ cảm tính: Sử dụng ngôn ngữ trang trọng, khách quan, tránh sử dụng những từ ngữ mang tính cảm xúc.
3.3. Những lưu ý khác:
- Đọc kỹ các văn bản liên quan: Đọc kỹ các văn bản liên quan đến vụ án như đơn khởi kiện, đáp đơn, các quyết định của tòa án.
- Tham khảo ý kiến luật sư: Nếu không tự tin, bạn nên nhờ đến sự trợ giúp của luật sư để soạn thảo bản tường trình.
- Nộp đúng thời hạn: Nộp bản tường trình đúng theo thời hạn quy định của tòa án.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Mẫu bản tường trình gửi tòa án do ACC cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung của mẫu bản tường trình chưa gửi tòa án. Vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: https://accgroup.vn/ để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.
Nội dung bài viết:
Bình luận