Bài tập định khoản kế toán hành chính sự nghiệp

Bài viết này sẽ cung cấp một loạt các mẫu bài tập định khoản kế toán hành chính sự nghiệp, giúp bạn nắm vững và áp dụng kiến thức vào thực tế. Việc hiểu rõ cách định khoản là một yếu tố quan trọng trong quá trình kế toán, đặc biệt là khi liên quan đến lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Hãy cùng nhau khám phá những bài tập thực tế và ứng dụng chúng để rèn luyện kỹ năng kế toán chính xác và hiệu quả.

Mẫu bài tập định khoản kế toán hành chính sự nghiệp

Mẫu bài tập định khoản kế toán hành chính sự nghiệp

1. Kế toán hành chính sự nghiệp

1.1 Định nghĩa

Kế toán hành chính sự nghiệp là thuật ngữ dùng để chỉ công việc kế toán tại các đơn vị hành chính sự nghiệp, bao gồm các cơ quan như ủy ban, trường học, bệnh viện, và các tổ chức khác không hoạt động với mục tiêu lợi nhuận. Người làm công việc này có trách nhiệm chấp hành và quản lý ngân sách, điều hành các hoạt động kinh tế, tài chính tại đơn vị của mình.

1.2 Các nghiệp vụ chính

Các nhiệm vụ chính của kế toán hành chính sự nghiệp bao gồm:

  • Ghi chép và phản ánh một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ về tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí.
  • Kiểm soát và theo dõi tình hình chấp hành dự toán thu chi, tình hình triển khai các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước.
  • Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng vật tư tài sản ở đơn vị, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước.

2. Tầm quan trọng của việc định khoản trong kế toán hành chính sự nghiệp

Việc định khoản trong kế toán hành chính sự nghiệp có tầm quan trọng lớn, vì nó giúp phản ánh một cách chính xác và hệ thống các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp. Định khoản kế toán không chỉ giúp theo dõi và kiểm soát tài chính mà còn đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ các quy định của nhà nước.

  • Ghi chép kịp thời: Mọi giao dịch tài chính đều được ghi chép ngay lập tức, giúp theo dõi dòng tiền và các khoản phải thu, phải trả một cách chính xác.
  • Phản ánh đầy đủ: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính, giúp các bên liên quan có cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của đơn vị.
  • Tuân thủ quy định: Việc định khoản theo đúng các chuẩn mực và quy định giúp đơn vị tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán và pháp luật về tài chính.
  • Quản lý ngân sách: Định khoản chính xác giúp quản lý ngân sách được giao một cách hiệu quả, tránh lãng phí và thất thoát.
  • Hỗ trợ ra quyết định: Các báo cáo tài chính được lập dựa trên định khoản chính xác sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho việc ra quyết định quản lý.

3. Các tài khoản sử dụng trong kế toán hành chính sự nghiệp

Trong kế toán hành chính sự nghiệp, việc sử dụng các tài khoản kế toán một cách chính xác là rất quan trọng để phản ánh đúng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Dưới đây là một số tài khoản kế toán thường được sử dụng trong kế toán hành chính sự nghiệp theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC của Bộ Tài chính:

  • Tài khoản 111 - Tiền mặt: Dùng để phản ánh tình hình thu chi tiền mặt trong đơn vị.
  • Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc: Dùng để theo dõi số tiền gửi tại ngân hàng và kho bạc nhà nước.
  • Tài khoản 131 - Phải thu khách hàng: Dùng để theo dõi các khoản phải thu từ khách hàng.
  • Tài khoản 141 - Tạm ứng: Dùng để theo dõi các khoản tạm ứng cho cá nhân hoặc đơn vị.
  • Tài khoản 331 - Phải trả cho người bán: Dùng để theo dõi các khoản phải trả cho người bán hàng hoặc nhà cung cấp.
  • Tài khoản 511 - Thu hoạt động do NSNN cấp: Dùng để theo dõi các khoản thu từ nguồn ngân sách nhà nước.
  • Tài khoản 611 - Chi phí hoạt động: Dùng để theo dõi các khoản chi phí hoạt động của đơn vị.

4. Mẫu bài tập định khoản kế toán hành chính sự nghiệp

4.1 Bài tập 1

Tại ĐV Hành chính sự nghiệp M tháng 2/N có các tài liệu sau (đvt :1000đ).

Số dư đầu tháng 2N:

– TK 111 : 300.000

– TK 112 : 240.000

– TK 008 : 900.000

– Các tài khoản khác có số dư hợp lý

Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

– Ngày 4/2 PT 0034 Rút DTKP hoạt động thường xuyên về nhập quỹ tiền mặt: 100.000

– Ngày 6/2 PC 0023 Chi tiền mặt trả tiền điện nước dùng cho hoạt động thường xuyên: 60.000

– Ngày 7/2 GBN 0012 Rút tiền gửi mua nguyên vật liệu đưa vào sử dụng cho dự án A: 27.000

– Ngày 9/2 PT 0035 Rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi lương:120.000

– Ngày 10/2 PC 0024 Chi lương đợt 1 cho cán bộ viên chức trong ĐV: 120.000

– Ngày 15/2 GBC 0042 Thu sự nghiệp bằng TGKB:75.500

– Ngày 16/2 PT 0036 Thu hộ cấp dưới bằng tiền mặt 53.000.

– Ngày 18/2 PT 0037 Thu phí, lệ phí bằng tiền mặt :25.360.

– Ngày 19/2 PT 0038 Tạm ứng kinh phí bằng tiền mặt số tiền 50.000

– Ngày 20/2 Số thu phí, lệ phí phải nộp cho nhà nước là 40.000.

– Ngày 22/2 PC 0025 Nộp cho Nhà nước các khoản thu phí, lệ phí :40.000 bằng tiền mặt

– Ngày 23/2 GBC 0043 Nhận lệnh chi tiền bằng TGKB: 200.000

– Ngày 29/2 PT 0039 Rút TGKB về quỹ tiền mặt để chi theo lệnh chi tiền : 200.000

– Ngày 30/2 PC 0026 Chi tiền mặt cho HĐTX theo lệnh chi tiền: 200.000

– Định khoản và ghi vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ trên (định khoản kế toán hành chính sự nghiệp)

– Mở và ghi vào: Sổ quỹ, Nhật ký chung, Sổ cái TK 111, TK 112 của hình thức Nhật ký chung.

Yêu cầu: Định khoản kế toán hành chính sự nghiệp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.

BÀI GIẢI

Định khoản:

– Ngày 4/2:

Nợ TK 111

Có TK 46121(nguồn KP thường xuyên) :100

– Ngày 6/2:

Nợ TK 66121 (chi TX năm nay)/Có TK 111: 60

– Ngày 7/2:

Nợ TK 6622/Có TK 112 : 27

– Ngày 9/2:

Nợ TK 111/Có TK 112 :120

– Ngày 10/2:

Nợ TK 334/Có TK 111 : 120

– Ngày 15/2:

Nợ TK 112/Có TK 5118 : 75,5

– Ngày 16/2:

Nợ TK 111/Có TK 342 (thanh toán nội bộ): 53

– Ngày 18/2:

Nợ TK 111/Có TK 5111: 25,36

– Ngày 19/2:

Nợ TK 336 (tạm ứng KP)/Có TK 111 : 50

– Ngày 20/2:

Nợ TK 5111/Có TK 3332 : 40

– Ngày 22/2:

Nợ TK 3332/Có TK 111 : 40

– Ngày 23/2:

Nợ TK 112/Có TK 4612 : 200

– Ngày 29/2:

Nợ TK 111/Có TK 112 : 200

– Ngày 30/2:

Nợ TK 6612/Có TK 111 : 200

4.2 Bài tập 2

Đơn vị Hành chính sự nghiệp M trong năm N như sau: (đvt:1000đ):

Tình hình đầu tư tài chính ngắn hạn như sau:

– TK 1211: 100.000 (1000 cổ phiếu công ty A).

– TK 1218: 350.000

– Các tài khoản khác có số dư hợp lý

Các nghiệp vụ phát sinh như sau:

Định khoản kế toán hành chính sự nghiệp và phản ánh vào sơ đồ tài khoản:

– Các chứng khoán ngắn hạn của công ty trong quý khi đáo hạn hạch toán như thế nào?

– Ngày 5/4 mua trái phiếu công ty M, kỳ hạn 10 tháng lãi suất 1%/tháng, mệnh giá 50.000, lãi được thanh toán ngay khi mua. Các chi phí liên quan 600 tất cả đã trả bằng tiền mặt

– Ngày 7/4 bán 500 cổ phiếu công ty A giá bán 120/CP thu bằng tiền gửi

– Ngày 15/4 Mua 150 cổ phiếu công ty D, giá mua 500/CP, đã thanh toán bằng tiền gửi, hoa hồng phải trả là 2%, đã trả bằng tiền mặt.

– Ngày 20/4 Ngân hàng báo có (vốn góp ngắn hạn với công ty A): công ty A thanh toán số tiền mà đơn vị góp vốn bằng tiền gửi số tiền: 30.000 và thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn là 2.000 (định khoản kế toán hành chính sự nghiệp)

– Ngày 29/4 Ngân hàng gửi giấy báo Có về khoản lãi tiền gửi ngân hàng 2.000.

– Ngày 10/5 mua kỳ phiếu ngân hàng mệnh giá 50.000, lãi suất 0,5%/tháng, kỳ hạn 12 tháng, lãi thanh toán định kỳ.

– Ngày 1/6 Góp vốn ngắn hạn bằng tiền mặt 100.000.

– Ngày 3/10 Mua trái phiếu công ty N kỳ hạn 12 tháng, mệnh giá 45.000, lãi suất 12% được thanh toán vào ngày đáo hạn.

– Ngày 5/4:

BÀI GIẢI

+ Nợ TK 1211: 50000

Có TK 3318 : 10*1%*50000 = 5000 (lãi nhận trước)

Có TK 111: 45000

Nợ TK 1211 : 600

Có TK 111 : 600

Nợ TK 3318 : 5000/10t = 500

Có TK 531 : 500

– Ngày 7/4:

Nợ TK 112: 500*120 = 60000

Có TK 1211A : 500*100 = 50000

Có TK 531 : 10000

– Ngày 15/4:

+ Nợ TK 1211D : 150*500 = 75000

Có TK 112 : 75000 (định khoản kế toán hành chính sự nghiệp)

Nợ TK 1211D : 2%*75000 = 1500

Có TK 111 : 1500

– Ngày 20/4:

Nợ TK 112: 32000

Có TK 1218: 30000

Có TK 531: 2000

– Ngày 29/4

Nợ TK 112: 2000

Có TK 531 : 2000

– Ngày 10/5:

+ Nợ TK 1211: 50000

Có TK 112 : 50000

Nợ TK 3118 : 50000*0,5% = 250

Có TK 531: 250

– Ngày 1/6 :

Nợ TK 1218 : 100000

Có TK 111: 100000

– Ngày 3/10 :

Nợ TK 1211 : 45000

Có TK 112 : 45000 (định khoản kế toán hành chính sự nghiệp)

Khi đáo hạn các chứng khoán:

– NV1:

+ Nợ TK 112/Có TK 1211: 45000

Nợ TK 3318/Có TK 531 :500

– NV6:

+ Nợ TK 112/Có TK 1211: 50000

Nợ TK 112/Có TK 531 : 250

– NV8:

+ Nợ TK 112/Có TK 1211 : 45000

Nợ TK 112/Có TK 531 : 45000*12% = 5400

4.3 Bài tập 3

Tại đơn vị Hành chính sự nghiệp Q có tài liệu sau về kinh phí dự án và sử dụng kinh phí dự án quý IV/N (đvt: 1.000đ)

– Nhận dự toán kinh phí dự án quý IV được giao 1.800.000, trong đó dự toán kinh phí quản lý dự án 30%, thực hiện dự án 70%.

–  Rút dự toán kinh phí dự án về quỹ tiền mặt để chi tiêu, trong đó: dự toán kinh phí quản lý dự án 270.000, dự toán kinh phí thực hiện dự án là 630.000

–  Mua vật liệu cho thực hiện dự án chi bằng tiền mặt 160.000, trả bằng dự toán kinh phí thực hiện dự án rút thanh toán 180.000.

–  Mua TSCĐ hữu hình cho thực hiện dự án 720.000, trong đó trả bằng tiền mặt 40%, trả bằng dự toán kinh phí rút 60%.

–  Lương phải trả cho dự án 54.000, trong đó quản lý dự án là 8.100, thực hiện dự án 45.900

–  Tính các khoản chi mua vật liệu dùng trực tiếp cho quản lý dự án 54.000 (bằng tiền mặt 30%, bằng dự toán kinh phí 70%)

–  Mua thiết bị cho quản lý dự án 378.000, trong đó chi bằng tiền mặt 189.000, còn lại trả bằng dự toán kinh phí dự án rút thanh toán.

–  Chi tiền mặt cho thực hiện dự án: 8.100, quản lý dự án: 9.900 (định khoản kế toán hành chính sự nghiệp)

Rút dự toán kinh phí dự án trả dịch vụ mua ngoài cho:

  • Thực hiện dự án: 54.000
  • Quản lý dự án: 9.900
  • Dịch vụ điện nước đã chi:
  • Bằng tiền mặt cho quản lý dự án 16.200, cho thực hiện dự án 36.000
  • Rút dự toán kinh phí trả tiền dịch vụ mua cho quản lý dự án 16.200, thực hiện dự án 36.000
  • Dịch vụ thuê văn phòng quản lý dự án đã chi trả trực tiếp bằng tiền mặt là 19.800,bằng dự toán kinh phí dự án rút là 27.900.
  • Quyết toán kinh phí dự án được duyệt, kết chuyển chi dự án sang nguồn kinh phí dự án.

Yêu cầu:

Định khoản kế toán hành chính sự nghiệp và ghi tài khoản các nghiệp vụ. 

BÀI GIẢI

Nợ TK 0091 : 1800

Nợ TK 111 : 900

Có TK 4621 : 900;

Có TK 0091 : 900 (định khoản kế toán hành chính sự nghiệp)

+ Nợ TK 6622/Có TK 111: 160

+ Nợ TK 6622/Có TK 4621:180;

+ Có TK 0091 : 180

+ Nợ TK 211 : 720

Có TK 111 : 720*40% = 288

Có TK 4621 :432

+ Có TK 0091 :720

Nợ TK 6621 : 8,1

Nợ TK 6622 :45,9

Có TK 334 :54

Nợ TK 6621: 54

Có TK 111 :54*30% = 16,2

Có TK 4622 : 37,8;

Có TK 0091 :37,8

+ Nợ TK 211 : 378

Có TK 111 : 189

Có TK 4622 : 189 (định khoản kế toán hành chính sự nghiệp)

+ Nợ TK 6622/Có TK 466 : 378

Nợ TK 6621 : 8,1

Nợ TK 6622 : 9,9

Có TK 111 : 18

Nợ TK 6621 : 9,9

Nợ TK 6622 : 54

Có TK 4621 : 63,9;

Có TK 0091 : 63,9

+ Nợ TK 6621 :16,2

Nợ TK 6622 :36

Có TK 111 :52,2

+ Nợ TK 111 :52,2

Có TK 462 : 52,2

+ Có TK 0091 : 52,2

+ Nợ TK 6621 : 47,7

Có TK 111 :19,8

Có TK 4621 :27,9

+ Có TK 0091 :27,9

Nợ TK 462/Có TK 662: 1007,8 (định khoản kế toán hành chính sự nghiệp)

5. Hướng dẫn giải bài tập

5.1 Bước 1: Xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Để xác định nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bạn cần thực hiện các bước sau:

Đọc kỹ đề bài: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài là bước đầu tiên và quan trọng nhất. Đề bài sẽ cung cấp thông tin về loại nghiệp vụ kinh tế cần xác định.

Phân loại nghiệp vụ: Xác định loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh, ví dụ như thu, chi, mua sắm tài sản, thanh toán nợ,...

Xác định các yếu tố liên quan: Nhận biết các yếu tố liên quan đến nghiệp vụ như đối tượng giao dịch, giá trị giao dịch, thời gian phát sinh, và các tài khoản kế toán liên quan.

Ghi chép thông tin: Ghi lại mọi thông tin cần thiết liên quan đến nghiệp vụ kinh tế, bao gồm số liệu, ngày tháng, và các chi tiết khác.

Phân tích và xác định tác động: Phân tích các nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng đến các tài khoản kế toán. Xác định tài khoản nào sẽ được ghi Nợ và tài khoản nào sẽ được ghi Có.

Tư duy logic: Sử dụng tư duy logic để liên kết các thông tin đã ghi chép và phân tích, từ đó rút ra được nghiệp vụ kinh tế chính xác.

Tham khảo các chuẩn mực kế toán: Đối chiếu với các chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành để đảm bảo việc xác định nghiệp vụ kinh tế phù hợp với các tiêu chuẩn.

5.2 Bước 2: Xác định các tài khoản liên quan

Sau khi xác định được nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bước tiếp theo là xác định các tài khoản kế toán liên quan để ghi chép nghiệp vụ đó. Dưới đây là các bước cần thực hiện:

Phân tích nghiệp vụ kinh tế: Dựa vào thông tin của nghiệp vụ đã xác định, phân tích để xem nó ảnh hưởng đến những yếu tố nào của tài chính, ví dụ như tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí,...

Xác định tài khoản đối ứng: Mỗi nghiệp vụ kinh tế sẽ có ít nhất hai tài khoản liên quan: một tài khoản được ghi Nợ và một tài khoản được ghi Có. Xác định chính xác tài khoản nào sẽ Nợ và tài khoản nào sẽ Có.

Tham khảo bảng phân loại tài khoản: Sử dụng bảng phân loại tài khoản kế toán để xác định tài khoản phù hợp với từng loại nghiệp vụ. Bảng phân loại tài khoản sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chức năng và cách sử dụng của từng tài khoản.

Kiểm tra quy định về định khoản: Đối chiếu với các quy định hiện hành về định khoản kế toán để đảm bảo rằng việc xác định tài khoản đúng đắn và tuân thủ các chuẩn mực kế toán.

Ghi chép vào sổ kế toán: Sau khi đã xác định được các tài khoản liên quan, tiến hành ghi chép nghiệp vụ vào sổ kế toán theo đúng quy trình.

Kiểm tra lại: Cuối cùng, hãy kiểm tra lại để đảm bảo rằng mọi tài khoản đã được xác định và ghi chép một cách chính xác, không có sai sót.

5.3 Bước 3: Định khoản và ghi sổ kế toán

Sau khi đã xác định các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các tài khoản liên quan, bước tiếp theo là định khoản và ghi sổ kế toán. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

Lập bút toán định khoản: Dựa vào nghiệp vụ kinh tế và các tài khoản đã xác định, lập bút toán định khoản bằng cách ghi rõ tài khoản Nợ và tài khoản Có cho mỗi nghiệp vụ.

Ghi chép vào sổ Nhật ký - Chứng từ: Mỗi bút toán định khoản cần được ghi chép cụ thể vào sổ Nhật ký - Chứng từ, kèm theo chứng từ hợp lệ như hóa đơn, biên lai, hợp đồng, v.v.

Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ: Trước khi ghi sổ, cần kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ để đảm bảo rằng nó phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh.

Ghi sổ kế toán: Sử dụng thông tin từ sổ Nhật ký - Chứng từ để ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp theo quy định.

Đối chiếu số liệu: Đối chiếu số liệu giữa sổ Nhật ký - Chứng từ và sổ kế toán chi tiết để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin.

Kiểm tra đối ứng: Kiểm tra để đảm bảo rằng mỗi bút toán có sự đối ứng hợp lý giữa tài khoản Nợ và tài khoản Có, tổng số Nợ phải bằng tổng số Có.

Xác nhận và đóng dấu: Sau khi ghi chép xong, cần xác nhận thông tin và đóng dấu để chứng minh rằng bút toán đã được kiểm tra và phê duyệt.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo