Ai là người phải thực hiện xóa thế chấp tại ngân hàng?

Ảnh Minh Họa Ai Là Người Phải Thực Hiện Xóa Thế Chấp Tại Ngân Hàng
Ảnh Minh Họa Ai Là Người Phải Thực Hiện Xóa Thế Chấp Tại Ngân Hàng

Thế chấp sổ đỏ theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng sổ đỏ thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp - thường là ngân hàng). Tài sản thế chấp (sổ đỏ) do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp. Vậy muốn xóa thế chấp thì ai là người phải thực hiện xóa thế chấp tại ngân hàng? Mời quý bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Công ty luật ACC để tìm câu trả lời nhé!

1. Xóa thế chấp sổ đỏ là gì?

Xóa thế chấp sổ đỏ (giải chấp sổ đỏ) là việc giải trừ thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất khi nó đã chấm dứt nghĩa vụ bảo đảm cho khoản nợ, khi người vay trả hết nợ gốc tại ngân hàng.

Khi bắt đầu thế chấp sổ đỏ để bảo đảm cho một nghĩa vụ nào đó thì người sử dụng đất cần thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất. Vì vậy, khi kết thúc việc thế chấp sổ đỏ thì người sử dụng đất cũng phải thực hiện đăng ký thế chấp trường hợp xóa thế chấp quyền sử dụng đất.

Như vậy, xóa đăng ký thế chấp sổ đỏ là một trong các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

2. Điều kiện để được xóa thế chấp sổ đỏ

Theo Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, bên thế chấp được xóa đăng ký thế chấp nếu thuộc trường hợp sau:
  • Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
  • Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
  • Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
  • Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
  • Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
  • Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
  • Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
  • Theo thỏa thuận của các bên.
Lưu ý: Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.

3. Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Quy trình xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng được thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ
  • Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
  • Bước 3: Giải quyết yêu cầu
  • Bước 4:  Kiểm tra thông tin giải chấp

CSPL: Điều 9, 48 Nghị định 102/2017/NĐ-CP; Điều 31 Thông tư 09/2016/TTLT-BTP-BTNMT; Thông tư 07/2019/TT-BTP; Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP; Điều 18, 20 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT

Để hiểu rõ hơn thủ tục chi tiết cần làm trong từng bước, mời quý bạn đọc tham khảo thêm Bài viết Thủ tục xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng [Cập nhập 2022].

4. Ai là người phải thực hiện xóa thế chấp tại ngân hàng?

Người thế chấp ổ đỏ phải đáp ứng điều kiện sau: Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự (người từ đủ 18 trở lên mới được tự mình thực hiện thế chấp, trừ trường hợp người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; hạn chế năng lực hành vi dân sự). Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.

Thông thường, người thực hiện thủ tục xóa thế chấp là người đã thực hiện đăng ký thế chấp sổ đỏ. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu người đăng ký thế chấp không thể thực hiện xóa thế chấp sổ đỏ thì có thể ủy quyền cho người khác làm thay theo quy định của pháp luật dân sự.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1 Cơ quan nào có thẩm quyền xóa thế chấp sổ đỏ?

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Văn đăng ký đất đai hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa;
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục xóa đăng ký thế chấp: Văn phòng đăng ký đất đai.

5.2 Thời gian thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ là bao lâu?

Căn cứ vào điểm n Khoản 2 Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CPthì thời hạn thực hiện thủ tục xóa giải chấp sổ đỏ được quy định như sau:

  • Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm đăng ký và trả kết quả trong ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ;
  • Nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ thì hoàn thành việc đăng ký và trả kết quả ngay trong ngày làm việc tiếp theo.
  • Trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký thì cũng không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ.

5.3 Chi phí thực hiện xóa thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 202/2016/TT-BTC thì lệ phí xóa đăng ký thế chấp đất là 20.000 đồng/hồ sơ.

 

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Xóa thế chấp sổ đỏ là gì? [Cập nhập 2022] của Công ty luật ACC. Trong quá trình cần tìm hiểu và áp dụng các quy định của Luật có liên quan, nếu như quý khách hàng còn có thắc mắc hay quan tâm hãy liên hệ chúng tôi để được cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo