Yêu cầu kỹ thuật thi công phòng cháy chữa cháy gồm những yêu cầu gì theo Pháp luật? Hãy cùng Luật ACC tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé!
1. Yêu cầu kỹ thuật thi công phòng cháy chữa cháy chung
- Phát hiện đám cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.
- Phải nhanh chóng chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người trong tòa nhà, công trình có đám cháy có thể thực hiện ngay các biện pháp chữa cháy, sơ tán,… thích hợp.
- Có khả năng chống sai tín hiệu tốt.
- Báo cháy nhanh chóng và rõ ràng trong mọi trường hợp sự cố của hệ thống.
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống lắp đặt chung hoặc riêng rẽ khác.
- Không bị tê liệu một phần hoặc toàn bộ hệ thống do cháy gây ra trước khi phát hiện đám cháy
Hệ thống báo cháy phải được thiết kế phù hợp với các yêu cầu của TCVN 7568-14:2015. Các tiêu chí thiết kế phải thỏa mãn các mục tiêu về an toàn cháy của quốc gia bao gồm:
2. Yêu cầu kỹ thuật thi công phòng cháy chữa cháy về điều kiện môi trường, khu dân cư
- Khả năng xảy ra đám cháy, phát hiện nhanh đám cháy, sơ tán dân chúng đúng lúc (bao gồm cả việc sử dụng vùng báo động, sơ tán đồng bộ hoặc các chiến lược sơ tán khác)
- Giảm tới mức tối thiểu các tín hiệu báo cháy không cần thiết.
- Thiết kế báo cháy có thể loại bỏ các vùng được xác định là ít khi hoặc không bao giờ có người cư trú hoặc vật liệu gì dễ cháy.
Khi không có yêu cầu thiết kế cho toàn bộ vùng hoạt động phát hiện ra đám cháy (trừ các vùng được nêu trong 6.4.2, TCVN 7568-14:2015) và được phép của các quy định của quốc gia, các vùng sau có thể được bao gồm trong phạm vi thiết kế.
- Một hoặc nhiều ngăn cháy
- Một phần của ngăn đám cháy
- Đường thoát hiểm và thiết bị trong tòa nhà.
Khi không có yêu cầu tự động phát hiện đám cháy và các quy định của quốc gia cho phép có thể lắp đặt một hệ thống các hộp nút ấn báo cháy.
Khi thiết kế hệ thống báo cháy bao gồm cả sử dụng các chức năng tùy chọn được quy định trong các tiêu chuẩn thiết bị có liên quan thì việc sử dụng chức năng tùy chọn vào lý do sử dụng phải được đưa vào trong tài liệu thiết kế.
Thiết kế phải quan tâm đến tất cả các quy định nào của quốc gia đã đặt ra các giới hạn khác về thiết kế như:
- Có kích thước của các vùng phát hiện đám cháy và các vùng báo động cháy
- Số lượng lớn nhất của các điểm được lắp đặt thiết bị trong một vùng phát hiện (đám cháy)
- Các giới hạn của các mạng lưới (điện) bao gồm các thiết bị khởi động tự động và khởi động bằng tay
- Các yêu cầu về giao diện đối với yêu cầu về hệ thống âm thanh dùng cho các mục đích khẩn cấp
- Các yêu cầu đặc biệt cho các mạng lưới (điện) có các điều kiện báo cháy và các thiết bị báo động cháy
- Các yêu cầu đặc biệt cho sự phối hợp của các mạng lưới (điện) khởi động và báo động cháy
- Các yêu cầu cho các hệ thống truyền tín hiệu báo cháy và tín hiệu cảnh báo lỗi
- Sử dụng vật liệu cho lắp đặt như cáp có vỏ bảo vệ các ống dẫn
- Lắp đặt thiết bị trong các môi trường dễ xảy ra nổ
3. Các yêu cầu kỹ thuật thi công phòng cháy chữa cháy trong thiết kế hệ thống chữa cháy
Mỗi hệ thống chữa cháy sẽ phù hợp với địa hình, độ lớn của cơ sở, tuy nhiên khi thiết kế hệ thống chữa cháy cần đáp ứng những tiêu chuẩn riêng biệt tương ứng với từng TCVN được trình bày ở phần dưới đây.
Theo TCVN 5760:1993, khi thiết kế hệ thống chữa cháy phải:
- Căn cứ vào loại đám cháy, tính chất nguy hiểm cháy và khối lượng chất cháy có trong công trình và hiệu quả chữa cháy của các hệ thống.
- Hệ thống chữa cháy phải đầy đủ các bộ phận cần thiết bao gồm: bộ phận báo động, bộ phận điều khiển; bộ phận cung ứng, dự trữ chất chữa cháy; bộ phận phân bố chất chữa cháy và đầu phun, lăng phun; bộ phận đường ống và bộ phận cung cấp điện.
- Ở các hệ thống chữa cháy bằng tay và bán cố định, cho phép giảm bớt những bộ phận xét thấy không cần có trong hệ thống.
- Khi thiết kế hệ thống chữa cháy phải đảm bảo lưu lượng chất chữa cháy. Lưu lượng chất chữa cháy phụ thuộc vào loại chất chữa cháy, chất cháy, diện tích và thể tích cần chữa cháy.
- Hệ thống chữa cháy phải đảm bảo đủ áp lực đưa chất chữa cháy vào nơi cháy.
- Bộ phận cung ứng dự trữ chất chữa cháy phải đảm bảo hoạt động thường xuyên và phải có lượng dự trữ phù hợp với từng loại hệ thống chữa cháy theo các tiêu chuẩn TCVN 2622 : 1978 và TCVN 5307 : 1991.
- Bộ phận phân bố chất chữa cháy, đầu phun và lăng phun phải đảm bảo phủ kín chất chữa cháy lên bề mặt chất cháy, diện tích chữa cháy và tỉ lệ phần trăm cần thiết kế khi chữa cháy thể tích.
- Phải sử dụng đầu phun, lăng phun phù hợp với từng loại hệ thống chữa cháy.
- Bộ phận báo động phải đảm bảo hoạt động bình thường. Khi chữa cháy phải phát tín hiệu báo động.
- Bộ phận cung cấp điện phải đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho hệ thống chữa cháy hoạt động. Phải có nguồn cung cấp điện dự phòng để kịp thời thay thế khi nguồn chính bị ngắt điện.
Khi thiết kế hệ thống chữa cháy cho công trình cần phải có
- Thuyết minh về kết cấu và nguyên lí hoạt động của hệ thống.
- Các thông số kĩ thuật.
- Tài liệu tính và xác định các thông số kĩ thuật.
- Bản hướng dẫn kiểm tra chức năng của hệ thống và tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng kĩ thuật.
- Các bản vẽ kĩ thuật.
- Khi thiết kế hệ thống chữa cháy phải xem xét đặc điểm cấu trúc của công trình để đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.
Nội dung bài viết:
Bình luận