Trong vụ án dân sự, bên cạnh việc đứng về nguyên đơn hoặc đứng về bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan còn tham gia với vai trò độc lập để đưa ra yêu cầu của mình nhưng yêu cầu này liên quan, gắn với vụ án đang được giải quyết. Vậy họ có quyền yêu cầu độc lập hay không và yêu cầu độc lập là gì. Mời quý bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Yêu cầu độc lập là gì
1. Yêu cầu độc lập là gì?
Yêu cầu độc lập là yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia với vai trò độc lập để đưa ra yêu cầu của mình nhưng yêu cầu này liên quan, gắn với vụ án đang được giải quyết.
Nếu xét về bản chất chúng ta có thể nhận thấy yêu cầu độc lập của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan cũng có là một dạng của yêu cầu khởi kiện, và điều này chứng tỏ có thể được khởi kiện thành một vụ án độc lập. Nhưng nếu tiến hành giải quyết theo hình thức của một vụ án mới thì sẽ không đảm bảo được quyền lợi của các bên liên quan do đó bắt buộc phải cùng đưa vào giải quyết chung để được giải quyết nhanh hơn, tranh việc phải xác định vụ án giải quyết trước, sau dẫn đến kéo dài mất thời gian giải quyết những vụ án khác.
2. Yêu cầu độc lập theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Về cơ bản, thủ tục giải quyết vụ án dân sự tại tòa án không có nhiều thay đổi. Điểm khác biệt lớn nhất là BLTTDS năm 2015 quy định hai thủ tục (hình thức) giải quyết vụ án dân sự tại tòa án, gồm: Thủ tục rút gọn và thủ tục thông thường. Điểm đ Khoản 3 Điều 317 BLTTDS năm 2015 quy định, trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn, nếu vụ án dân sự được tòa án thụ lý giải quyết theo thủ tục rút gọn mà phát sinh yêu cầu độc lập của các đương sự tham gia giải quyết vụ án, thì vụ án không được giải quyết theo thủ tục rút gọn. Tòa án phải ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần lưu ý: Phân biệt rõ yêu cầu độc lập của các đương sự với ý kiến của các đương sự tham gia giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện (nguyên đơn). Nếu là ý kiến của các đương sự đối với yêu cầu của người khởi kiện thì vụ án vẫn có thể được áp dụng thủ tục rút gọn để giải quyết, nhưng nếu phát sinh yêu cầu độc lập thì vụ án dân sự đã thụ lý không được áp dụng thủ tục rút gọn. Đồng thời, quy định tại điểm đ Khoản 3 Điều 317 BLTTDS năm 2015 còn bảo đảm nguyên tắc về quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong quá trình tham gia giải quyết vụ án dân sự. Vì xét về bản chất khi các đương sự tham gia giải quyết vụ án dân sự có yêu cầu độc lập thì họ có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71; thủ tục yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định tại Điều 202 BLTTDS năm 2015 và Điều 13 Nghị quyết số 05/2012 về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Có thể thấy rằng, với các quy định dẫn chiếu nêu trên yêu cầu độc lập của các đương sự tham gia giải quyết vụ án dân sự là một trong những điều kiện, cơ sở để tòa án căn cứ, lựa chọn, áp dụng thủ tục giải quyết vụ án dân sự cho phù hợp.
3. Thủ tục yêu cầu độc lập
Căn cứ Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Bộ luật này về thủ tục khởi kiện của nguyên đơn.
Yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan sẽ được gửi đến Toà án đã thụ lý vụ việc mà họ đã được xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Sau đó, Toà án sẽ xem xét yêu cầu độc lập rồi ra quyết định có thụ lý yêu cầu độc lập này hay không.
Sau khi được nhận thông báo thụ lý và được Toà án xác định là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự thì người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thực hiện quyền đưa ra yêu cầu độc lập như sau:
Phải có đơn có yêu cầu độc lập: hình thức và nội dung tuân theo quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự.
Toà có thẩm quyền đã thụ lý vụ việc sẽ xem xét đơn yêu cầu độc lập theo quy định tại Điều 191, Điều 192, Điều 193 Bộ luật Tố tụng dân sự, nếu có căn cứ để thụ lý yêu cầu độc lập thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí.
Sau khi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hoàn tất nghĩa vụ thì Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
4. Câu hỏi liên quan
Khi nào yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận
Căn cứ theo khoản 2 Điều 201 Bộ luật Tố tụng dân sự thì yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được Tòa án chấp nhận khi có các điều kiện sau:
– Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
– Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
– Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho thắc mắc liên quan đến vấn đề yêu cầu độc lập là gì mà chúng tôi cung cấp cho quý bạn đọc tham khảo. Nếu có bất cứ vấn đề vướng mắc pháp lý liên quan cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để được hỗ trợ:
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận