Y sĩ đa khoa có đượcc mở phòng khám không? Giải đáp 2024

Căn cứ Nghị định số 103/2003/NĐ-CP ngày 12/09/2003, tại điều 5 chương II quy định rõ về điều kiện hành nghề y, dược tư nhân. Theo đó, để thành lập phòng khám tư nhân, người đứng đầu Phòng khám cần thỏa mãn những điều kiện sau đây:

1. Điều kiện mở phòng khám là gì?

Theo luật khám chữa bệnh năm 2009 thì, người đứng đầu Phòng khám cần phải có chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân (cụ thể là chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh).

Theo Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân thì điều kiện để được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân:

  • Có bằng cấp chuyên môn phù hợp với hình thức tổ chức phòng khám theo quy định tại khoản 2 của các điều 17, 22, 27 và 31 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân.
  • Đã có thời gian thực hành khám chữa bệnh tại cơ sở y, dược phù hợp với mục tiêu hoạt động của Phòng khám theo quy định tại khoản 3 của các điều 17 và 22 – Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân như sau:

Y sĩ trung cấp muốn mở phòng khám cần và đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề như sau:

  • Bệnh viện đa khoa
  • Bệnh viện chuyên khoa
  • Phòng khám đa khoa
  • Phòng khám chuyên khoa
  • Nhà hộ sinh

Cơ sở dịch vụ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài (khoản 1, 2, 3, 5 điều 16 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân)

2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề: Cơ sở dịch vụ y tế (khoản 4 Điều 16 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đã qua thực hành 5 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề như sau:

  • Bệnh viện y học cổ truyền
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền
  • Cơ sở dịch vụ điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng bằng cách châm cứu, xoa bóp day ấn huyệt, dưỡng sinh, khí công, xông hơi thuốc của y học cổ truyền
  • Trung tâm kế thừa, ứng dụng y dược học cổ truyền (khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 21 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng YHCT.

2 năm đối với hình thức tổ chức hành nghề: Cơ sở kinh doanh thuốc y học cổ truyền bao gồm cơ sở kinh doanh thuốc thành phẩm y học cổ truyền, cơ sở kinh doanh thuốc phiến y học cổ truyền, cơ sở kinh doanh dược liệu chưa bào chế, đại lý bán thuốc thành phẩm y học cổ truyền (khoản 4 Điều 21 của Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân) tại cơ sở y dược học cổ truyền.

2. Có đạo đức nghề nghiệp của y sĩ đa khoa có được mở phòng khám không?

Y sĩ đa khoa không thuộc đối tượng không được cấp Chứng chỉ hành nghề y, dược tư nhân (theo Điều 6 – Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân 2003):

Y sĩ đa khoa đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Toà án

Y sĩ đa khoa đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Y sĩ đa khoa đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của Tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc quản chế hành chính

Y sĩ đa khoa đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn y, dược

Y sĩ đa khoa mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

3. Một số câu hỏi thường gặp

3.1 Thời gian xác nhận quá trình thực hành đối với ý sĩ là bao lâu để được cấp chứng chỉ hành nghề sau này?

Căn cứ Điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 quy định như sau:

Xác nhận quá trình thực hành

1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

Do đó, xét về thời gian Xác nhận quá trình thực hành 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ để được cấp chứng chỉ hành nghề sau này.

3.2 Sự khác biệt giữa chương trình đào tạo Y sĩ Đa khoa và YHCT

Y sĩ đa khoa được đào tạo: giải phẫu, kí sinh trùng, xét nghiệm, chụp chiếu chuẩn đoán hình ảnh…Sau đó sẽ được đào tạo môn chuyên sâu về Y học lâm sàng như nội ngoại khoa, bệnh phục hồi – chức năng, bệnh chuyên khoa… Y học cổ Truyền sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản của Y học hiện đại. Tiếp theo là các kiến thức dược lâm sàng, bào chế vị thuốc Đông Y dược hay vật lý trị liệu, châm cứu bằng phương pháp YHCT…

3.3 Học Trung cấp Y 2022 ngành Y học cổ truyền và Y sĩ đa khoa ở đâu?

Việc chọn ngành Y học cổ truyền hoặc Y sĩ đa khoa còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau cũng như điều kiện và sở thích của mỗi thí sinh khi tham gia xét tuyển Y dược năm 2021-2022.  Hiện nay ngành Y sĩ Y học cổ truyền và Y sĩ đa khoa đang là 2 ngành rất HOT với cơ hội việc làm rộng mở và được đào tạo bài bản với hơn 10 năm thành lập, trường Trung Cấp Y khoa Pasteur là một địa chỉ đào tạo Y sĩ Y học cổ truyền và y sĩ đa khoa cũng như Trung cấp Y (Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh, Vật lý trị liệu, xét nghiệm,…) uy tín với địa chỉ tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và Tp. Hồ chí minh. Vì vậy, đăng kí học Y sĩ Y học cổ truyền và Y sĩ đa khoa tại Trung Cấp Y khoa Pasteur năm 2021 – 2022 là lựa chọn đúng đắn của các bạn thí sinh.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (430 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo