Phương pháp luận rõ ràng và mạch lạc sẽ giúp cho bài nghiên cứu của bạn có tính liền mạch và hấp dẫn hơn rất nhiều. Thế nhưng phương pháp luận là gì? Ý nghĩa phương pháp luật là gì? Cùng ACC tìm hiểu nhé!
I. Phương pháp luận là gì?
Phương pháp luận là mặt học thuyết hay lý luận về phương pháp, hay hệ thống những quan điểm, nguyên lý đã được công nhận là chuẩn xác và sử dụng hiệu quả.
II. Thông tin chung
Theo như quan điểm của triết học Mác – Lênin thì phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn.
Phương pháp luận là một phạm trù rất rộng, phạm vi bao quát của phương pháp luận rất lớn. Cho nên để biết rõ về phương pháp luận cần hiểu rõ ý nghĩa của nó. Một số ví dụ nổi bật về phương pháp luận:
- Phương pháp Hiện tượng học (Phenomenology)
- Phương pháp Dân tộc học (Ethnography)
- Phương pháp Lý thuyết cơ sở (Grounded Theory)
III. Phân loại phương pháp luận
1. Phương pháp luận bộ môn (ngành)
Phương pháp luận bộ môn hay phương pháp luận môn học có cấp độ hẹp nhất. Ở phương pháp này, các nguyên tắc và quan điểm được rút ra từ một lý thuyết khoa học chuyên ngành, nó phải phản ánh được quy luật của một lĩnh vực cụ thể như triết học, kiểm toán, văn học, toán học,…
2. Phương pháp luận chung
Phương pháp luận chung được chia thành 2 cấp độ khác nhau:
Phương pháp luận chung nhất: Là phương pháp thể hiện chung nhất để mô tả tổng quan nhất các nguyên tắc, quan điểm khái quát. Phương pháp này được sử dụng như cơ sở để xác định phương pháp luận chung và phương pháp luận ngành.
Phương pháp luận chung: Là phương pháp dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm có đối tượng được nghiên cứu chung.
IV. Ý nghĩa của phương pháp luận
Có phương pháp luận, bài nghiên cứu của bạn không những logic trong cấu trúc câu từ mà nội dung có sức thuyết phục rất cao. Phương pháp luận có ý nghĩa như cách để xác định hướng đi cho tiến trình nghiên cứu một đề tài và tìm ra cấu trúc logic nhất cho các công trình khoa học hiện tại.
Phương pháp luận cũng chú ý đến phương pháp tổ chức, quản lý nghiên cứu hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ, cách để nâng cao tiềm lực khoa học và để các công trình khoa học đạt hiệu quả cao.
Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ giữa khách quan và chủ quan:
- Thứ nhất, nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan, có thể thấy rằng: Khách quan là nhân tố giữ vai trò quyết định chủ quan. Do đó, khi áp dụng trong lý luận và thực tiễn, cần phải nắm vững nguyên tắc khách quan trước. Nguyên tắc này là một vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận đã được các triết gia nghiên cứu nhiều thế kỷ trước. Vì vậy, khi tư duy hay hành động phải luôn tôn trọng khách quan, xuất phát từ thực tế khách quan. Đồng thời, các chủ thể cũng phải biết phát huy tính năng động, sáng tạo chủ quan trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
- Thứ hai, khi nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn, cần phải lấy thực tế khách quan làm căn cứ, cần phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Cùng với đó, chủ thể phải tôn trọng sự thật, tránh thái độ chủ quan, nóng vội, định kiến, thiếu trung thực. Nhận thức đúng đắn khách quan là tiền đề xác định mục tiêu, phương hướng, nội dung, biện pháp phù hợp làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn của chủ thể từng bước cải biến khách quan theo mục đích đặt ra.
- Thứ ba, trong mối quan hệ biện chứng giữa khách quan và chủ quan, nhân tố chủ quan luôn đóng vai trò mang tính chủ động, sáng tạo. Do đó, trong nhận thức và thực tiễn, chủ thể phải biết dựa trên cơ sở tôn trọng khách quan để phát huy cao độ tính năng động chủ quan. Khi tư duy và hoạt động thực tiễn cần biết phát huy tính năng động chủ quan và đồng thời bao hàm việc phê phán, đấu tranh khắc phục tư tưởng thụ động, ỷ lại, bó tay, phó mặc trước khó khăn của hiện thực cuộc sống.
V. Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học
Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp luận là những hệ thống, nguyên lý, quan điểm làm cơ sở để xây dựng các phương pháp và định hướng cho việc nghiên cứu khoa học.
Các quan điểm mà phương pháp luận nghiên cứu khoa học đưa ra thường mang khuynh hướng triết học, tuy nhiên không đồng nhất với triết học.
Một số phương pháp nghiên cứu khoa học riêng gắn liền với từng bộ môn khoa học nhất định như kinh tế học, toán học, hóa học,… Do đó, những phương pháp luận khoa học sẽ được làm sáng tỏ khi thực hành nghiên cứu đúng chủ đề đó.
Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học cũng được xem như là một hệ thống lý thuyết về phương pháp nhận thức khoa học bao gồm đốc các lý thuyết về cơ chế sáng tạo.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về ý nghĩa phương pháp luận là gì?. Chúng tôi hy vọng có thể giúp cho quý bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thông tin về ý nghĩa phương pháp luận. Nếu quý bạn đọc còn vấn đề nào thắc mắc hay có nhu cầu cần hỗ trợ, giải đáp tư vấn, vui lòng liên hệ:
VI. Mọi người cũng hỏi
1. Ý nghĩa của phương pháp luận là gì?
Trả lời 1: Phương pháp luận là một tập hợp các quy tắc, quy trình, và tiêu chuẩn được áp dụng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện các hoạt động chuyên môn. Nó đảm bảo tính khoa học và hệ thống trong việc thu thập, xử lý dữ liệu, và đánh giá thông tin. Ý nghĩa của phương pháp luận là đảm bảo tính đáng tin cậy, khách quan và có giá trị của kết quả nghiên cứu và làm cho quy trình nghiên cứu trở nên có hệ thống và hợp lý.
2. Tại sao phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu?
Trả lời 2: Phương pháp luận quan trọng trong nghiên cứu vì nó giúp đảm bảo tính khoa học và đáng tin cậy của thông tin thu thập và phân tích. Nó giúp ngăn chặn sự thiên vị, đánh giá mức độ chính xác của dữ liệu, và làm cho quá trình nghiên cứu có cấu trúc và logic. Nếu thiếu phương pháp luận, kết quả nghiên cứu có thể không tin cậy, dẫn đến hiểu lầm và sai lầm trong việc đưa ra quyết định.
3. Phương pháp luận trong các lĩnh vực khác nhau có sự khác biệt không?
Trả lời 3: Có, phương pháp luận có thể thay đổi tùy thuộc vào lĩnh vực nghiên cứu và mục tiêu của nghiên cứu. Các lĩnh vực như khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, y học, và nghệ thuật có các phương pháp luận riêng biệt dựa trên đặc điểm của lĩnh vực đó. Tuy nhiên, mục tiêu chung của phương pháp luận vẫn là đảm bảo tính khoa học, khách quan và đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu.
Bình luận