Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2018 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIV đặt ra toàn bộ quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này. Mời bạn tham khảo bài viết: Xung đột lợi ích trong Luật Phòng chống tham nhũng là gì để biết thêm chi tiết.
Xung đột lợi ích trong Luật Phòng chống tham nhũng là gì
1. Tham nhũng là gì?
Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 (số ký hiệu: 36/2018/QH14) là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành năm 2018 bởi Quốc hội Việt Nam khóa XIV đặt ra toàn bộ quy định về phòng ngừa, phát hiện tham nhũng, xử lý tham nhũng và hành vi khác vi phạm pháp luật ở lĩnh vực này. Năm 2015, sau khi tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng 2005, đạt được kết luận rằng tham nhũng ở Việt Nam có xu hướng gia tăng, một số đại án khắp cả nước diễn ra được xử lý nhưng còn ẩn giấu số lượng lớn phức tạp, tinh vi, xuất hiện nhiều sự hoài nghi của người dân về công tác chống tham nhũng, xác định rằng một nguyên nhân lớn của các vấn đề chống tham nhũng nằm ở việc luật định còn thiếu sót. Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã liên tục chỉ đạo, mở "chiến dịch đốt lò" để đẩy mạnh chống tham nhũng, thực hiện các biện pháp trong đó có xây dựng luật mới, soạn thảo hơn hai năm rồi được Quốc hội thông qua năm 2018, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2019.
Luật gồm 10 chương, 96 điều, quy định cụ thể, nhiều chế định hơn so với Luật 2005, cụ thể là mở rộng phạm vi điều chỉnh của công tác phòng, chống tham nhũng, bao trùm khối chủ thể thuộc nhà nước lẫn ngoài nhà nước; mở rộng thêm hành vi bị cấm và nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu. Yêu cầu công khai, minh bạch về tổ chức và hoạt động; đặt định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ; và kiểm soát tài sản, thu nhập của các chủ thể thông qua hình thức thủ công lẫn cơ sở dữ liệu là chế định về phòng, chống tham nhũng được quy định. Bên cạnh đó, định nghĩa chính thức về kiểm soát xung đột lợi ích; gia tăng hình phạt dân sự, hành chính, và hình sự đối với vi phạm pháp luật chống tham nhũng; giao quyền cho các cơ quan chống tham nhũng trực tiếp như Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao là những điểm mới của luật này.
Định nghĩa tham nhũng là gì được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 như sau:
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Trong đó:
- Đối tượng tham nhũng là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hoặc không có hưởng lương có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
- Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng.
Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn này để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng.
2. Hành vi nào bị coi là tham nhũng?
2.1 Trong khu vực Nhà nước
Các hành vi tham nhũng là gì trong khu vực Nnhà nước luôn nhận được nhiều thắc mắc của độc giả. Do đây là khu vực Nhà nước nên các đối tượng thực hiện hành vi tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức.
Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức cũng được nêu tại khoản 1 Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm các hành vi:
a) Tham ô tài sản;
b) Nhận hối lộ;
c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
2.2 Ngoài khu vực Nhà nước
Không chỉ đặt ra hành vi tham nhũng với cán bộ, công chức, viên chức mà ngoài khu vực Nhà nước, khoản 2 Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng cũng quy định hành vi tham nhũng tại khu vực Nhà nước.
Theo đó, hành vi này do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước sẽ do người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực ngoài Nhà nước thực hiện gồm: Tham ô tài sản; đưa hoặc nhận hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công vệc của doanh nghiệp vì vụ lợi.
3. Xung đột lợi ích trong Luật Phòng chống tham nhũng là gì?
Xung đột lợi ích là tình huống mà trong đó lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn hoặc người thân thích của họ tác động hoặc sẽ tác động không đúng đắn đến việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ (Khoản 8 Điều 3 Luật PCTN năm 2018). Việc nhận diện và giải quyết xung đột lợi ích có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phòng, chống tham nhũng. Pháp luật nước ta hiện nay đã có một số quy định nhằm kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ.
Các quy định này nằm rải rác trong pháp luật về cán bộ, công chức; pháp luật về phòng, chống tham nhũng; pháp luật trong hoạt động kinh doanh; pháp luật thanh tra, kiểm toán… Các quy định này điều chỉnh về các vấn đề: những việc cán bộ, công chức không được làm; kê khai tài sản, thu nhập; quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức… bên cạnh đó, một số văn bản pháp luật chuyên ngành cũng có những quy định nhằm kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt động công vụ thuộc ngành, lĩnh vực của mình quản lý, như quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra; bộ quy tắc đạo đức và ứng xử của thẩm phán; quy tắc ứng xử của kiểm toán viên nhà nước… Tuy nhiên, các văn bản pháp luật hiện hành chưa đưa ra một khái niệm chính thức về xung đột lợi ích và kiểm soát xung đột lợi ích một cách có hệ thống.
Quy định về xung đột lợi ích trong Luật Phòng, chống tham nhũng sẽ đảm bảo sự thống nhất trong cách hiểu, biện pháp áp dụng và tổ chức thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm về xung đột lợi ích.
Người có chức vụ, quyền hạn khi được phân công công việc hoặc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ nếu biết hoặc buộc phải biết nhiệm vụ, công vụ được giao có xung đột lợi ích thì phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp quản lý, sử dụng để xem xét, xử lý theo quy định. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khi phát hiện xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thông tin, báo cáo bằng văn bản cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý.
Xung đột lợi ích Tiếng Anh là ” Conflict of interest”.
Trên đây là một số thông tin về Xung đột lợi ích trong Luật Phòng chống tham nhũng là gì – Công ty Luật ACC, mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận