Xuất khẩu lao động Hàn Quốc diện kỹ sư

Hàn Quốc là quốc gia Châu Á có nhiều điểm văn hóa, khí hậu tương đối quen thuộc với Việt Nam. Đây cũng là quốc gia phát triển vì vậy lao động có mức tiền lương cơ bản tương đối cao, có thể cao nhất trong số các thị trường xuất khẩu lao động trong khu vực châu Á. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu các vấn đề liên quan đến Xuất khẩu lao động Hàn Quốc diện kỹ sư.

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc diện kỹ sư

Xuất khẩu lao động Hàn Quốc diện kỹ sư

1. Ngành nghề tiếp nhận

Có 2 dạng chương trình xuất khẩu lao động theo dạng kỹ sư phổ biến, bao gồm:

Diện Visa E7

  • Trước hết, visa E7 chỉ dành cho đối tượng lao động kỹ thuật, có bằng cấp chuyên môn từ trung cấp trở lên;
  • Kỹ sư thì phải có 2 năm kinh nghiệm và thợ hàn phải có kinh nghiệm từ 3 – 5 năm;
  • Lao động phải có mã số thuế thu nhập cá nhân;
  • Có hợp đồng lao động của doanh nghiệp Hàn Quốc;

Phải có bằng cấp trình độ chuyên môn cao mới có thể đăng kí visa E7

Để đăng kí loại visa này, người lao động phải nộp đơn xin tự nguyện làm việc tại Hàn Quốc và các giấy tờ như hộ chiếu, ảnh...được dịch ra tiếng Hàn có đóng dấu Lãnh sự quán. Sau đó lao động phải chuyển sang cho chủ sử dụng để họ lo Visa cho người lao động.

Tuy nhiên, hiện nay rất ít doanh nghiệp tuyển dụng lao động theo chương trình này. Do vậy, nếu có dự định XKLĐ theo diện visa E7, bạn cần phải tìm hiểu các thông tin kĩ tránh bị môi giới lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Chương trình Xuất khẩu lao động Hàn Quốc EPS

  • Phần biệt visa E7 và chương trình EPS thứ nhất là nó ành cho đối tượng lao động phổ thông;
  • Bộ lao động Thương binh và xã hội là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm về chương trình này;
  • Để tham gia chương trình EPS, người lao động buộc phải tham gia thi cấp chứng chỉ tiếng Hàn mới được làm hồ sơ dự tuyển đi làm việc tại Hàn Quốc.

Nếu xuất khẩu lao động theo chương trình EPS- Xuất Khẩu lao động Hàn Quốc, thì người lao động được tiếp cận các ngành nghề sau:

  • Xây dựng
  • Sản xuất chế tạo
  • Nông nghiệp
  • Ngư nghiệp

Thực tế thì diện ký sư theo dạng visa E7 khá khó, do đó xuất khẩu lao động theo chương trình đơn giản hơn như EPS thường được ưu tiên hơn.

2. Điều kiện xuất khẩu lao động ngành nông nghiệp:

Điều kiện xuất khẩu lao động Hàn Quốc ngành nông nghiệp cũng không khác nhiều so với yêu cầu chung xuất khẩu, cụ thể như:

  • Nam nữ có độ tuổi từ 18 đến 39 tuổi là đủ điều kiện tham gia xét tuyển ngành này.
  • Có sức khỏe tốt, có giấy khám cũng như chứng nhận của nơi khám uy tín, chất lượng và đảm bảo được yêu cầu của nơi tuyển dụng.
  • Không mắc những bệnh truyền nhiễm, những bệnh cấm xuất nhập khẩu theo quy định.
  • Có trình độ về ngôn ngữ Hàn Quốc chuyên ngành nông nghiệp đồng thời bạn cần chọn ngành làm là trồng trọt hoặc chăn nuôi để theo làm việc.
  • Không dính tiền án tiền sự hay mắc một số điều về pháp luật cũng như chịu sự điều tra.

3. Quy trình Xuất khẩu lao động Hàn Quốc 

Theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lao động muốn đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc phải thực hiện những bước sau:
+ Kiểm tra xem mình có thuộc 58 huyện bị cấm đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc không?
+ Học tiếng Hàn Quốc: Lao động phải tự học tiếng Hàn thì mới có thể tham gia kỳ thi tiếng Hàn EPS-KLT
 Tham gia kỳ thi tiếng Hàn: EPS-KLT là một kỳ thi tiếng Hàn dành cho chương trình EPS, do Bộ việc làm và lao động Hàn Quốc phối hợp cùng với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức. Kế hoạch thi sẽ được thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để lao động kịp thời tham gia.
Lao động phải trực tiếp đăng ký tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội nơi cư trú của lao động và gia đình lao động và điểm dự thi tại điểm do Trung tâm Lao động ngoài nước sẽ thông báo cho lao động.
+ Nộp hồ sơ đăng ký: Những lao động vượt qua kỳ thi tiếng Hàn sẽ được thông báo để làm thủ tục đăng ký dự tuyển thông qua Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, nơi đăng ký dự thi tiếng Hàn.
+ Thi tiếng Hàn: Nếu đỗ kỳ thi tiếng Hàn, Bộ Lao Động sẽ hướng dẫn bạn làm hồ sơ, thủ tục gửi về cho doang nghiệp Hàn Quốc.
Hồ sơ dự tuyển được chuyển về Trung tâm Lao động ngoài nước kiểm tra và xử lý, những hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được gửi sang Hàn Quốc để chủ lao động lựa chọn.
Chủ sử dụng lao động lựa chọn và ký hợp đồng: Những lao động được doanh nghiệp Hàn Quốc lựa chọn và ký hợp đồng sẽ được Trung tâm lao động ngoài nước thông báo.
Sau khi nhận được thông báo sẽ phải nộp các khoản phí và ký hợp đồng với Trung tâm Lao động ngoài nước,ký quỹ ngân hàng 100 triệu đồng, tham gia khóa bồi dưỡng kiến thức cần thiết và xuất cảnh sang Hàn Quốc làm việc.
Ngành nghề tiếp nhận

Ngành nghề tiếp nhận

4. Chi phí đi Hàn theo diện kỹ sư

Thông tin chi phí đi Hàn theo diện kỹ sư (Visa E-7-3) có thể thay đổi theo thời gian và quy định của chính phủ Hàn Quốc. Hiện nay, chi phí đi Hàn theo diện kỹ sư Visa E-7-3 dao động từ 9.500 đến 10.500 USD, tùy thuộc vào ngành nghề và đơn hàng tuyển dụng (Mức phí này chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tùy theo thời điểm và công ty môi giới). Dưới đây là một số chi phí cơ bản mà người lao động nước ngoài có thể gặp phải khi xin visa E-7-3 và làm việc tại Hàn Quốc:

  • Phí xin visa: Chi phí này phụ thuộc vào quốc gia đang ở và có thể thay đổi. Đề nghị liên hệ với Đại sứ quán Hàn Quốc tại quốc gia để biết thông tin chi tiết.
  • Phí kiểm tra y tế: Bạn sẽ cần kiểm tra y tế tại một bệnh viện được chỉ định và phải trả phí kiểm tra này.
  • Phí xác nhận hồ sơ hôn nhân (nếu có gia đình): Nếu bạn đi cùng gia đình, có thể cần xác nhận hồ sơ hôn nhân, điều này cũng có thể đòi hỏi chi phí.
  • Phí chuyển đổi tiền: Khi bạn chuyển tiền từ quốc gia của bạn sang Hàn Quốc để chi trả cho các chi phí, có thể phải chịu phí chuyển đổi.
  • Phí gia hạn visa: Nếu bạn quyết định ở lại Hàn Quốc sau khi visa của bạn hết hạn, bạn sẽ cần gia hạn và có thể phải trả một khoản phí.

Trên đây là các thông tin tư vấn xuất khẩu lao động Hàn Quốc diện kỹ sư. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết Hồ sơ, thủ tục xuất khẩu lao động Hàn Quốc

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1 Visa E7 là gì?

Visa E7 là loại visa dành cho người lao động có tay nghề cao, kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong các lĩnh vực kỹ thuật. Visa E7 cho phép người lao động Hàn Quốc làm việc lâu dài tại Hàn Quốc (tối đa 5 năm) và có thể gia hạn.

5.2 Điều kiện để được cấp visa E7 là gì?

  • Tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chuyên ngành kỹ thuật
  • Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật
  • Có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp 3 trở lên
  • Đáp ứng các yêu cầu về sức khỏe và lý lịch tư pháp

5.3 Mức lương của kỹ sư Hàn Quốc là bao nhiêu?

Mức lương của kỹ sư Hàn Quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm làm việc, trình độ chuyên môn, ngành nghề và công ty tuyển dụng. Trung bình, kỹ sư Hàn Quốc có mức lương từ 2.000 USD đến 4.000 USD/tháng.

5.4 Một số lưu ý khi đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc diện kỹ sư:

  • Nên chọn công ty môi giới uy tín
  • Tham khảo kỹ hợp đồng lao động trước khi ký kết
  • Chuẩn bị kỹ lưỡng về ngôn ngữ và văn hóa Hàn Quốc

Hy vọng qua bài viết, Công ty Luật ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề Xuất khẩu lao động Hàn Quốc diện kỹ sư. Đừng ngần ngại hãy liên hệ với Công ty Luật ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo