Hóa đơn là chứng từ do người bán, người cung cấp dịch vụ lập ra. Trong hóa đơn đó có chứa các thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hiện nay, có các loại hóa đơn phổ biến sau: Hóa đơn trực tiếp (hóa đơn bán hàng), hóa đơn giá trị gia tăng và các loại hóa đơn khác. Hóa đơn trực tiếp hay hóa đơn bán hàng trực tiếp là một loại hoá đơn quan trọng trong bán hàng và kế toán. Hoá đơn trực tiếp là gì? và bài viết sau đây, chúng ta cùng nhau làm rõ hơn về cách xuất hóa đơn trực tiếp đon giản nhất 2022.
Hướng dẫn xuất hóa đơn trực tiếp đơn giản nhất 2022
1. Quy định về hóa đơn trực tiếp
Hóa đơn trực tiếp có thể hiểu là loại hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn thông thường. Loại hóa đơn này thường được sử dụng trong các giao dịch mua bán,cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh.
Hóa đơn trực tiếp chứa đựng các thông tin sau đây:
– Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, tên liên hóa đơn. Đối với hóa đơn đặt in còn phải ghi tên tổ chức đã nhận in hóa đơn;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán;
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua;
– Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; Thành tiền (chưa có VAT, thuế suất VAT;
– Tổng số tiền thanh toán; chữ ký người mua; chữ ký người bán; dấu người bán (nếu có) và ngày, tháng, năm lập hóa đơn.
Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.
2. Đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp
Căn cứ quy định tại Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC, hóa đơn trực tiếp được áp dụng cho các đối tượng sử dụng phương pháp kê khai thuế trực tiếp, gồm:
- Các tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) bao gồm cả hợp tác xã, các nhà thầu nước ngoài hay các ban quản lý dự án.
- Tổ chức kinh doanh (không phải là doanh nghiệp) là các tổ chức có hoạt động kinh doanh nhưng không được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.)
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
Đối tượng được áp dụng hình thức hóa đơn này sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp nên sẽ không được sử dụng hoá đơn GTGT.
Công văn số 3430/TCT-KK của Tổng cục thuế quy định hóa đơn bán hàng thông thường (không phải hóa đơn GTGT) không nên kê vào Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào mẫu 01-2/GTGT. Do đó, các tổ chức, đơn vị kinh doanh sử dụng hóa đơn trực tiếp sẽ không cần thực hiện kê khai thuế và cũng không nên kê khai vào Tờ khai thuế GTGT.
3. Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp
Chỉ có hoá đơn được cấp trực tiếp tại Cơ quan thuế mới hợp lệ nên tốt nhất doanh nghiệp cần mua hóa đơn trực tiếp ở Cơ quan thuế để tránh nhiều rủi ro không đáng có.
Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình.
Theo Điều 12 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp lần đầu bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn theo mẫu số 3.3 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014.
- Bản cam kết mẫu số CK01/AC theo mẫu số 3.16 phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014 của Bộ Tài chính.
- Bản sao giấy phép kinh doanh
- Giấy ủy quyền của giám đốc
- Chứng minh thư của người đi mua
- Dấu mộc vuông
(Thông tin của người được ủy quyền và thông tin trong đơn đề nghị mua phải khớp nhau.)
Số lượng hóa đơn bán hàng bán cho các tổ chức, hộ và cá nhân kinh doanh lần đầu sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.
Từ lần hai, hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn
- Giấy ủy quyền của giám đốc
- Chứng minh thư của người mua
- Sổ mua hóa đơn (được phát khi mua lần đầu)
- Quyển hóa đơn mua trước liền kề (quyển hóa đơn sắp hết mà doanh nghiệp đang sử dụng).
- Dấu mộc vuông
4. Cách xuất hóa đơn trực tiếp
- Hợp đồng mua, hợp đồng bán hàng hóa
Trong trường hợp hợp đồng không ghi chi tiết danh mục các mặt hàng bán ra cần có Phụ lục hợp đồng ghi chi tiết danh mục hàng hoá mua vào hoặc bán ra.
- Phiếu xuất kho đối với hàng hoá bán ra; phiếu nhập kho đối với hàng hoá mua vào;
- Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
- Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán.
Hóa đơn đối với dự án
Thuế giá trị gia tăng của một số dự án trong doanh nghiệp nếu đến thời điểm quyết toán đã bị hủy bỏ thì sẽ không được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đó.
Do đó, cần phải chuyển các chi phí đó sang các dự án đang hoạt động hoặc đã hoàn thành để tránh bị loại khoản thuế này.
5. Lưu ý khi mua hoá đơn trực tiếp
Hoá đơn phải được đóng muộc vuông cả 2 liên : đầy đủ tên doanh nghiệp, mã doanh nghiệp, Địa chỉ doanh nghiệp.
Cơ quan thuế sẽ phát hành hoá đơn, cho nên doanh nghiệp không cần làm thếm bước này như phát hành hoá đơn gtgt.
Lần đầu mua HDTT, cần phải làm thủ tục mua hoá đơn. Lần sau mua thêm hoá đơn sẽ làm thủ tục đề nghị mua hoá đơn.
Doanh nghiệp cần kê khai báo tình hình sử dụng hoá đơn theo từng Quý, nếu doanh nghiệp đã vi phạm hoá đơn, thì phải báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo từng tháng.
6. Dịch vụ hóa đơn điện tử tại ACC
Quý doanh nghiệp nhanh tay đăng ký để trải nghiệm miễn phí phần mềm hóa đơn điện tử tại ACC:
- Tiết kiệm 90% thời gian – chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản và lưu trữ hóa đơn doanh nghiệp;
- Bảo mật dữ liệu an toàn tuyệt đối, chống làm giả, không lo cháy, thất lạc hay mất hóa đơn;
- Gửi nhận hóa đơn ngay sau khi phát hành, thu nợ – quyết toán đơn giản, nhanh gọn;
- Tra cứu hóa đơn mọi lúc, mọi nơi. Tự động tổng hợp tờ khai thuế, hạch toán điện tử;
7. Câu hỏi thường gặp
7.1. Hóa đơn trực tiếp trên 20 triệu có phải chuyển khoản không?
Đối với hóa đơn trực tiếp có giá trị trên 20 triệu đồng thì sẽ có những trường hợp sau:
Trường hợp 1: Bên mua thanh toán tiền mặt, bên bán xuất hóa đơn đỏ trên 20 triệu cho bên mua thì hoá đơn đầu vào trên 20 triệu không chuyển khoản của bên mua không được khấu trừ, bên bán sẽ bị phạt.
Trường hợp 2: Bên mua chuyển khoản cho bên bán bằng tài khoản cá nhân, người bán xuất hoá đơn đỏ cho người mua. Bên bán hành động hợp lệ nhưng hoá đơn GTGT trên 20 triệu của bên mua không được khấu trừ.
Trường hợp 3: Bên mua thanh toán một nửa tiền mặt sẽ được khấu trừ thuế VAT trên số tiền đã chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng. Chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp và phần chưa chuyển tiền thuế GTGT
Trường hợp 3: Hóa đơn đầu vào trên 20 triệu, người mua đã thanh toán một nửa tiền mặt. Bên mua sẽ được khấu trừ thuế GTGT trên số tiền đã thực hiện chuyển khoản và được tính vào chi phí tương ứng với số tiền chuyển khoản. Chi phí được trừ khi tính thuế TNDN và phần còn lại không chuyển khoản tiền thuế GTGT không được khấu trừ bao gồm tiền hàng và tiền thuế GTGT.
7.2. Doanh nghiệp có cần thông báo phát hành khi mua hóa đơn trực tiếp từ CQT hay không?
DN không cần thông báo hành khi mua hoá đơn trực tiếp từ CQT, doanh nghiệp có thể sử dụng hoá đơn đã mua ngay trong ngày.
Bên cạnh đó, quý doanh nghiệp & các hộ, cá nhân kinh doanh cũng đừng quên lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử trên cả nước trong giai đoạn sắp tới này nhé.
ACC đã vượt qua quá trình thẩm định, xét duyệt khắt khe nhất và được Tổng Cục Thuế lựa chọn là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử. Phần mềm được trang bị và nâng cấp các tính năng mới nhất để đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ về HĐĐT theo Nghị định 123 & Thông tư 78/2021/TT-BTC, cũng như đáp ứng quy định mới nhất về mức thuế suất GTGT 8% theo Nghị quyết 43 & Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
7.3. Mua hóa đơn bán hàng trực tiếp như thế nào?
Hồ sơ mua hoá đơn trực tiếp lần đầu
Trước tiên, cá nhân, tổ chức cần chuẩn bị hồ sơ mua hoá đơn trực tiếp lần đầu, bao gồm:
- Đơn đề nghị mua hóa đơn (Mẫu số 3.3 Thông tư 39/2014);
- Bản cam kết mẫu số CK01/AC Thông tư 39/2014;
- Bản sao giấy phép kinh doanh;
- Giấy ủy quyền của giám đốc công ty;
- CMND của người mua hoá đơn trực tiếp;
- Dấu doanh nghiệp
Lưu ý: Người đi mua hoá đơn trực tiếp cũng phải là người làm giấy đề nghị mua hoá đơn.
Hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp từ lần 2 trở đi
Từ lần 2, cá nhân, tổ chức cũng cần phải chuẩn bị thêm loại giấy tờ sau so với lần đầu:
- Sổ mua hóa đơn doanh nghiệp được phát khi mua lần đầu;
- Quyển hóa đơn mua trước liền kề mà doanh nghiệp đang sử dụng
Thủ tục mua hóa đơn trực tiếp
Trước khi mua hóa đơn trực tiếp, doanh nghiệp cần đóng dấu tên và địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi hoá đơn.
Số lượng hóa đơn bán hàng trực tiếp doanh nghiệp được cấp sẽ không vượt quá một quyển năm mươi cho mỗi loại hóa đơn.
Nơi nộp hồ sơ mua hóa đơn bán hàng trực tiếp
Cá nhân, tổ chức tiến hành nộp hồ sơ tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về “Xuất hóa đơn trực tiếp” của ACC. Chúng tôi mong rằng những thông tin chúng tôi mang đến có thể giúp bạn vận dụng trong công việc và cuộc sống. Ngoài ra, nếu quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại ACC; vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ tận tình nhất từ đội ngũ chuyên viên tại ACC. Cảm ơn quý bạn đọc đã dành thời gian theo dõi bài viết của chúng tôi. Hãy cùng đón chờ những bài viết tiếp theo từ ACC nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận