Hướng dẫn xuất hóa đơn cho cá nhân đúng quy định [2024]

Xuất hóa đơn là một thủ tục được quy định chặt chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật, do đó có thể nhiều người sẽ gặp khó khăn trong quá trình xuất hóa đơn, đặc biệt là với những người kinh doanh. Sau đây là quy định về xuất hóa đơn cho cá nhân đúng quy định [chi tiết 2022]

Xuất Hd Cho Cá Nhân 2

Hướng dẫn xuất hóa đơn cho cá nhân đúng quy định [2022]

1. Hóa đơn là gì?

Thông tư 39/2014/TT-BTC hết hiệu lực từ ngày 01/11/2020 theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Thông tư 68/2019/TT-BTC. Tuy nhiên, Khoản 2 Điều 26 được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 88/2020/TT-BTC gia hạn hiệu lực Thông tư 39/2014/TT-BTC đến hết ngày 30/6/2022. 

Do đó, căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì hóa đơn được định nghĩa như sau: Hóa đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo quy định của pháp luật. 

1.1 Các loại hóa đơn 

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 3 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì hóa đơn gồm các loại sau: 

- Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

+ Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa. 

+ Hoạt động vận tải quốc tế. 

+ Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu. 

- Hóa đơn bán hàng dùng cho các đối tượng sau đây:

+ Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hóa, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.

+ Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.

- Hóa đơn khác gồm: tem; vé; thẻ; phiếu thu tiền bảo hiểm…

- Phiếu thu tiền cước vận chuyển hàng không; chứng từ thu cước phí vận tải quốc tế; chứng từ thu phí dịch vụ ngân hàng…, hình thức và nội dung được lập theo thông lệ quốc tế và các quy định của pháp luật có liên quan.

1.2 Hình thức của hóa đơn

Hóa đơn được thể hiện bằng các hình thức sau:

- Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

- Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành. 

- Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

2. Quy định về xuất hoá đơn cho cá nhân

 Theo quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều 5 Thông tư 39/2014/TT-BTC đã quy định về nguyên tắc lập hóa đơn khi thực hiện việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng các dịch vụ thì cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp được phép tự in, đặt in hóa đơn hay mua hóa đơn đặt in của cơ quan thuế có thẩm quyền. Do đó, cá nhân kinh doanh phải tiến hành mua hóa đơn ở cơ quan thuế. 

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC thì: cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ là loại hóa đơn bán hàng.

 3. Hướng dẫn cách xuất hóa đơn cho cá nhân 

Như đã phân tích ở trên thì hộ kinh doanh không thể tự in hoặc đặt in hóa đơn mà phải tiến hành thủ tục mua hóa đơn ở cơ quan thuế. Do đó, hộ kinh doanh xuất hóa đơn bằng cách mua hóa đơn ở cơ quan thuế. 

Sau đây là hướng dẫn cách xuất hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, gồm:

+ Đơn đề nghị mua hóa đơn được quy định và phát hành bởi cơ quan thuế;

+ Giấy phép đăng ký kinh doanh của cá nhân;

+ Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân vẫn còn giá trị sử dụng của cá nhân đứng tên trong đơn đề nghị mua hóa đơn;

+ Văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất, kinh doanh hiện tại, đảm bảo trùng khớp với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cá nhân hoặc giấy phép đầu từ hoặc quyết định cấp phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ. 

Cá nhân sẽ tự mình hoặc ủy quyền người khác (người nhận ủy quyền phải trên 18 tuổi, đủ năng lực hành vi dân sự và phải có văn bản ủy quyền) đến mua hóa đơn cần phải nộp 1 bộ hồ sơ như trên cho cơ quan thuế cấp quận, huyện nơi cá nhân có địa điểm kinh doanh. Khi điền vào mẫu đơn đề nghị, người làm hồ sơ cần phải chịu trách nhiệm với những thông tin cung cấp.

Bước 3: Nhận hóa đơn từ cơ quan thuế. 

Sau khi nộp hồ sơ đầy đủ và hợp pháp tới cơ quan thuế, các cá nhân kinh doanh sẽ được cơ quan thuế giải quyết luôn và nhận hóa đơn đỏ đã đăng ký mua.

Theo đó, khi được nhận hóa đơn bán hàng, các cá nhân kinh doanh phải kiểm tra và tự chịu trách nhiệm ghi hoặc là đóng dấu các thông tin sau: Tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước thì mới được ra khỏi cơ quan thuế.

Lưu ý rằng, hóa đơn được bán ra sẽ do Cục trưởng Cục Thuế quyết định và niêm yết giá bán theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp khoản chi phí bao gồm: giá đặt in và chi phí phát hành. Do đó, khi mua hóa đơn, cá nhân chỉ phải nộp tiền theo giá hóa đơn đã niêm yết và không phải nộp thêm bất kỳ khoản thu ngoài nào.

Lưu ý: trước khi mang hóa đơn khỏi cơ quan thuế, hộ kinh doanh cá thể phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu lên các thông tin như: Họ tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên hai của mỗi số hóa đơn.

Trên đây là toàn bộ nội dung về vấn đề xuất hóa đơn cho cá nhân đúng quy định mà chúng tôi gửi đến quý bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu nếu có thắc mắc hoặc cần hỗ trợ trong các lĩnh vực hóa đơn cũng như có nhu cầu về mẫu hóa đơn các loại thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn sớm nhất. Chúng tôi có các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ mà bạn cần. 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo