Phải xuất hóa đơn bán hàng cho hàng tiêu dùng nội bộ không?

Hẳn bạn đọc đã không còn xa lạ gì với thủ tục xuất hóa đơn bán hàng khi mua hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ chính xác và được trang bị đầy đủ kiến thức về vấn đề trên. Vậy việc xuất hóa đơn bán hàng nội bộ được quy định như thế nào? Sau đây, Luật ACC sẽ giúp quý bạn đọc phân tích và tìm hiểu rõ hơn.

1. Hóa đơn bán hàng

1.1. Khái niệm

Hóa đơn bán hàng hay còn gọi là hóa đơn bán hàng trực tiếp là chứng từ do người bán lập để ghi nhận nghiệp vụ bán hàng hóa và dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cho các bên mua hàng. Bên mua hàng có thể là tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh, khách hàng lẻ…

Cung ứng Nhân Viên Thu Ngân Cửa Hàng Tại Hà NộiPhải xuất hóa đơn bán hàng cho hàng tiêu dùng nội bộ không?

1.2. Đối tượng

Đối tượng sử dụng hóa đơn bán hàng bao gồm:

  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. 
  • Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa có chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Tổ chức, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ tính và nộp thuế theo phương pháp trực tiếp. 

1.3. Công dụng 

  • Hóa đơn đầu vào có vai trò quan trọng trong việc hạch toán của kế toán và theo dõi các khoản chi phí cho doanh nghiệp, tổ chức. 
  • Hóa đơn bán hàng có vai trò như một chứng từ thuế phục vụ cho quá trình kê khai nộp thuế và công tác thanh tra của cục thuế. 
  • Đối với việc xuất khẩu hàng hóa, hóa đơn bán hàng có vai trò như một chứng từ giao dịch quốc tế thế hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.

2. Xuất hóa đơn bán hàng là gì?

Doanh nghiệp khi bán hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn theo quy định và giao cho khách hàng. Hóa đơn phải được lập ngay khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo đúng các nội dung, chỉ tiêu in sẵn trên mẫu hóa đơn.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thuế khi bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT phải sử dụng hóa đơn GTGT, kể cả trường hợp bán hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Tuy nhiên khi doanh nghiệp xuất hóa đơn giá trị gia tăng phải hợp lý, chặt chẽ và đúng nguyên tắc theo quy định của luật và cơ quan tài chính thì hóa đơn đó mới được cơ quan thuế chấp nhận.

  • Các chứng từ cần thiết đối với một hoá đơn GTGT mua vào hoặc bán ra
  • Hợp đồng mua, hợp đồng bán hàng hóa (Hợp đồng mua bán hàng hoá), trong trường hợp Hợp đồng không ghi chi tiết danh mục các mặt hàng bán ra cần có Phụ lục Hợp đồng ghi chi tiết danh mục hàng hoá mua vào hoặc bán ra)
  • Phiếu xuất kho; phiếu nhập kho đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào
  • Phiếu thu, phiếu chi ghi lại số tiền giao dịch với khách hàng đối với hàng hoá bán ra hoặc mua vào;
  • Biên bản thanh lý hợp đồng mua bán

Tại các văn bản và chứng từ nêu trên đều phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo đúng qui định của pháp luật. Chỉ xuất hoá đơn đối với các hàng hóa doanh nghiệp kinh doanh đã được đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư  và cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Khi xuất hóa đơn phải ghi đúng mức thuế xuất áp dụng theo quy định của Bộ tài chính đối với những hàng hóa, dịch vụ đó. Đặc biệt doanh nghiệp cần phải chú ý đến câu chữ khi viết hóa đơn nếu không sẽ đang ở một mức thuế suất thấp bị bắt nâng lên một mức thuế rất cao.

Một thao tác nhỏ giúp doanh nghiệp kiểm tra bạn hàng, doanh nghiệp có thể vào trang web của Sở Kế hoạch và đầu tư và vào website của Tổng cục thuế (www.gdt.gov.vn) để kiểm tra đối tác hoạt động trong lĩnh vực nào và tình trạng hoạt động của đối tác.

3. Xuất hóa đơn bán hàng nội bộ

Hàng tiêu dùng nội bộ được hiểu là hàng hóa dùng để luân chuyển trong nội bộ đơn vị kinh doanh, chẳng hạn như: hàng hóa được xuất để chuyển kho nội bộ; hàng hóa được xuất vật tư, bán thành phẩm, để tiếp tục quá trình sản xuất trong một cơ sở sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất hoặc cung ứng sử dụng phục vụ hoạt động kinh doanh,...

Căn cứ Khoản 1, Điều 4, Nghị định 123/2020/NĐ-CP:

“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua {bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa)…”

Như vậy, hàng hóa tiêu nội bộ đã được quy vào trường hợp không cần phải xuất hóa đơn. Thay vào đó, các doanh nghiệp chỉ phải xuất phiếu xuất kho cho các hàng hóa tiêu dùng nội bộ đó.

Các phiếu xuất kho được xuất nhằm mục đích giúp doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa được xuất để phân phối cho các bộ phận trong doanh nghiệp sử dụng; đồng thời làm căn cứ khi hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm, dịch vụ hay kiểm tra việc sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư trong sản xuất. Cách viết phiếu xuất kho đúng quy định là phải ghi chuẩn xác tiêu thức số lượng, còn lại về đơn giá thì có thể tùy thuộc vào quy định hạch toán của từng doanh nghiệp mà ghi giá vốn, giá bán hay giá chưa có thuế.

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu và phân tích của chúng tôi về vấn đề xuất hóa đơn bán hàng nội bộ, cũng như các vấn đề pháp lý phát sinh có liên quan. Hi vọng có thể giải đáp giúp cho bạn đọc những thông tin cơ bản cần thiết, góp phần giúp quá trình thực hiện thủ tục trên thực tế diễn ra thuận lợi hơn. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo