Xử lý vi phạm tại công ty (Cập nhật mới 2024)

Công ty là một môi trường làm việc tập thể, vì thế, nhiều công ty có những quy định riêng nhằm quản lý cũng như kiểm soát được hoạt động của mọi người trong công ty của mình. Tuy nhiên , nếu nhân viên có hành vi vi phạm tại công ty thì sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây ACC sẽ phân tích và cung cấp một số thông tin và quy định về xử lý vi phạm tại công ty cho bạn tham khảo! Mời bạn tham khảo bài viết!

cong-ty

Xử lý vi phạm tại công ty (Cập nhật mới 2023)

1. Hành vi vi phạm quy định về việc làm 

* Người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ mức 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng: 

- Không công bố danh sách người lao động bị thôi việc theo các quy định của pháp luật lao động; 

- Không trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành công đoàn lâm thời khi cho người lao động thôi việc; 

2. Vi phạm những quy định về hợp đồng lao động. 

* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau: 

- Không giao Bản hợp đồng lao động cho người lao động sau khi ký; 

- Không giao kết hợp đồng với người lao động được thuê mướn để giúp việc trong gia đình; 

- Không giao kết hợp đồng bằng văn bản với người lao động được thuê mướn để trông coi tài sản. 

* Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong những hành vi vi phạm sau với mức từ 200.000 đồng đến 10.000.000 đồng căn cứ vào số lượng người bị người sử dụng lao động vi phạm:

3. Vi phạm những quy định về thỏa ước lao động tập thể 

* Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không gửi hoặc gửi chậm quá 10 ngày kể từ thời điểm Thỏa ước tập thể đã được ký kết cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

* Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động hoặc Chủ tịch Công đoàn cơ sở có một trong những hành vi sau đây: 

- Từ chối thương lượng để ký kết hoặc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể khi nhận được yêu cầu của bên yêu cầu thương lượng; 

- Thực hiện nội dung thỏa ước lao động tập thể đã bị tuyên bố vô hiệu. 

4. Vi phạm những quy định về tiền lương, tiền thưởng 

* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây: 

- Không thực hiện các nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động theo quy định của pháp luật; 

- Khấu trừ tiền lương của người lao động mà không thảo luận với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (nếu có). 

* Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong những hành vi sau đây: 

- Không trả lương đầy đủ, đúng thời hạn cho người lao động; trả chậm lương nhưng không đền bù; 

- Không trả lương cho người lao động trong thời gian người lao động nghỉ việc để điều trị vì tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

- Không đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh; không công bố công khai thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế thưởng trong doanh nghiệp.

5. Hành vi vi phạm những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. 

* Phạt tiền người sử dụng lao động (NSDLĐ) có một trong những hành vi vi phạm với mức từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng căn cứ vào số lượng người bị NSDLĐ vi phạm: 

- Buộc người lao động (NLĐ) làm việc quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần hoặc buộc làm việc quá 7 giờ trong một ngày hoặc 42 giờ trong một tuần đối với NLĐ chưa thành niên, lao động là người tàn tật; 

6. Hành vi vi phạm những quy định về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất 

* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với NSDLĐ có hành vi không tham khảo ý kiến Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời (nếu có) khi xây dựng nội quy lao động. 

* Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong những hành vi sau đây: 

- Không đăng ký nội quy lao động với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. 

- Xây dựng nội quy lao động thiếu một trong những nội dung sau: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, trật tự trong doanh nghiệp, an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc, việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp, các hành vi vi phạm kỷ luật lao động, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất; 

- Không thông báo công khai, không niêm yết nội quy lao động ở những nơi cần thiết trong doanh nghiệp; - Tạm đình chỉ công việc đối với NLĐ quá 15 ngày hoặc quá 3 tháng trong trường hợp đặc biệt. 

7. Hành vi vi phạm những quy định về lao động đặc thù 

* Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức, cá nhân có một trong những hành vi sau đây: 

- Không có chỗ thay quần áo, buồng tắm và buồng vệ sinh nữ; 

- Không tham khảo ý kiến của đại diện lao động cho nữ khi quyết định những vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em trong doanh nghiệp; 

- Sử dụng lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa hoặc không chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc giảm bớt một giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương đối với lao động nữ làm công việc nặng nhọc; 

8. Hành vi vi phạm những quy định về giải quyết tranh chấp lao động và đình công 

* Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với NLĐ có một trong những hành vi sau đây: -

Tham gia đình công sau khi có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của Thủ tướng Chính phủ; 

- Có hành vi làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản doanh nghiệp hoặc có hành vi xâm phạm trật tự, an toàn công cộng trong khi đình công, lợi dụng đình công để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. 

* Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây: 

- Cản trở việc thực hiện quyền đình công hoặc kích động, lôi kéo, ép buộc NLĐ đình công; 

- Cản trở NLĐ không tham gia đình công đi làm việc;

9. Hành vi vi phạm những quy định về tổ chức hoạt động công đoàn 

* Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong những hành vi sau đây: 

- Không bảo đảm các phương tiện làm việc cần thiết cho công đoàn;

 - Không bố trí thời gian trong giờ làm việc cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách hoạt động công tác công đoàn hoặc không trả lương cho người làm công tác công đoàn không chuyên trách hoạt động trong thời gian đó;

10. Hành vi vi phạm những quy định khác về quan hệ lao động 

* Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NSDLĐ có một trong những hành vi sau đây: 

- Không khai báo việc sử dụng lao động; không báo cáo tình hình thay đổi nhân công; không báo cáo việc chấm dứt sử dụng lao động trong trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động; 

- Không lập sổ lao động, sổ lương, sổ bảo hiểm xã hội theo quy định; - Không trả lại sổ lao động cho NLĐ trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động. 

* Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người có hành vi đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của NLĐ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hoặc ngược đãi, cưỡng bức lao động theo quy định của pháp luật lao động. 

 

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (768 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo