Xử lý vi phạm không đeo khẩu trang (Cập nhật mới 2024)

Việc đeo khẩu trang hiện nay không chỉ bảo vệ sức khỏe cho chính bạn mà còn trực tiếp ảnh hưởng đến xã hội và tình trạng lây lan dịch bệnh. Ngay từ khi dịch Covid bùng phát quy định về việc đeo khẩu trang để hạn chế tình trạng lây lan đã được quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn có những đối tượng không đeo khẩu trang. Vậy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm về quy định xử lý vi phạm không đeo khẩu trang. Mời bạn cùng tham khảo!

Xử lý vi phạm không đeo khẩu trang (Cập nhật mới 2023)

1. Quy định về việc đeo khẩu trang

Với tình hình dịch bệnh đang tăng nhanh chóng như hiện nay thì phương án hữu dụng để phòng chống dịch bệnh đó là phải tiến hành đeo khẩu trang để bảo vệ sức khỏe. Theo quy định mới thì đối với hành vi không đeo khẩu trang bị phạt tiền từ 1-3 triệu đồng (căn cứ theo Điểm a, Khoản 1, Điều 12 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế).

Bên cạnh đó, Đối với các hành vi không giữ khoảng cách giữa các hành khách, chở quá số người quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của TPHCM sẽ bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng (căn cứ theo Khoản 2, Điều 14 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP) .

2. Xử lý vi phạm không đeo khẩu trang

Căn cứ theo quy định của Nghị định 117 ngày 28.9.2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế sẽ tăng mạnh mức xử phạt đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng khi có yêu cầu để phòng dịch từ ngày 15.11.2020.

Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết:

  • Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Điều khoản áp dụng: Quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Cụ thể, tại điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117, quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

3. Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm việc không đeo khẩu trang

Công an giao thông hoặc người thi hành công vụ ở các trạm giám sát, khu cách ly hoặc chốt phòng chống dịch có quyền xử lý vi phạm đối với những đối tượng không tiến hành đeo khẩu trang.

Tuy nhiên , tình hình dịch bệnh là tình hình chung của xã hội vì thế, không chỉ bảo vệ sức khỏe cho bản thân mà bạn còn phải bảo vệ sức khỏe cho gia đình và xã hội. Cho nên, việc đeo khẩu trang là trách nhiệm của toàn dân và toàn xã hội.

4. Công ty luật ACC

Trên đây là những  thống tin cơ bản về dịch vụ Tư vấn xử lý vi phạm không đeo khẩu trang của Công ty Luật ACC, nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào cần được giải đáp thì hãy liên hệ với chúng tôi  thống qua số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội, chúng tôi sẽ phản hồi cho khách hàng trong thời gian sớm nhất.

Công ty luật ACC cam kết đem cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất. Công ty Luật ACC xin cảm ơn!

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (626 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo