Xử lý vi phạm hành chính tại tòa án (Cập nhật mới 2024)

Mời độc giả tham khảo bài viết dưới đây của ACC. Chúng tôi thông qua bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến quy định xử lý vi phạm hành chính tại tòa án. Chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín và chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết giải đáp được mọi thắc mắc cho bạn. Xin mời bạn tham khảo!

toa-an

Xử lý vi phạm hành chính tại tòa án (Cập nhật mới 2023)

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án nhân dân được quy định tại Điều 48 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:

Thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 1.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:

  •  Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
  • Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến 7.500.000 đồng;
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân tối cao có quyền:

  • Phạt cảnh cáo;
  • Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;”

2. Thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp xử lý hành chính

  • Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cơ quan đề nghị có trụ sở.
  • Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xét lại quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện bị khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.

3. Thời hạn xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án

3.1. Thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính.

Điều 149 LTTHC năm 2015 quy định: “Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.”

3.2.Thời hạn hoãn phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Điều 163 LTTHC năm 2015 quy định: “Thời hạn hoãn phiên tòa sơ thẩm không quá 30 ngày kể từ ngày Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa, trừ phiên tòa xét xử vụ án theo thủ tục rút gọn thì thời hạn hoãn là 15 ngày.”

3.3.Thời hạn xét xử phúc thẩm vụ án hành chính

Thời hạn kháng cáo: Điều 206 luật TTHC năm 2015 quy định: “ Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.”

3. Công ty Luật ACC

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn của Luật ACC liên quan đến thủ tục, dịch vụ tư vấn Xử lý vi phạm hành chính tại Tòa án. Khi có nhu cầu tư vấn hoặc vướng mắc pháp lý, quý khác hàng vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm giải đáp, thông qua các thông tin bên dưới:

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Văn phòng: (028) 777.00.888
  • Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (475 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo