Xử lý vi phạm quảng cáo (Cập nhật mới 2024)

Bài viết dưới đây công ty luật ACC sẽ cung cấp đến các bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến hành vi vi phạm quảng cáo sẽ bị xử lý như thế nào. Ngày nay, quảng cáo chiếm vai trò cực kì quan trọng trong cuộc sống bởi lẽ việc quảng cáo đem lại rất nhiêu lợi ích cụ thể như có thể đem lại nguồn thu nhập lớn, thu hút khách hàng,... Vậy đối với những hành vi trái luật thì sẽ bị xử lý vi phạm quảng cáo như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

ad

Xử lý vi phạm quảng cáo (Cập nhật mới 2021)

1. Biển quảng cáo là gì?

Quảng cáo (advertising) là hoạt động của doanh nghiệp nhằm làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa của mình. Nó là phương tiện để kích thích nhu cầu và tạo lập sự trung thành với nhãn hiệu hàng hóa.

Mặt khác, chúng ta có thể coi quảng cáo là một trong những hình thức cạnh tranh bằng cách phân biệt sản phẩm. Vì vậy, quảng cáo vừa là phương tiện cung cấp những thông tin cần thiết cho khách hàng, vừa là công cụ để thuyết phục khách hàng rằng nhãn hiệu được quảng cáo tốt hơn, ưu việt hơn các nhãn hiệu khác.

2. Xử lý vi phạm quảng cáo

2.1. Treo bảng biển, biển quảng cáo có phải xin giấy phép không?

Căn cứ theo quy định của Luật quảng cáo năm 2012 quy định về việc xin giấy phép cho hoạt động quảng cáo như sau:

– Đối với biển hiệu thông thường (gồm tên cửa hàng, cửa hiệu, địa chỉ, điện thoại), bạn không phải thông báo quảng cáo đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, nhưng phải đảm bảo các nội dung theo quy định của Luật quảng cáo năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2018 và các quy định về nội dung, kích thước, chữ viết, kỹ thuật lắp đặt.

– Biển hiệu có gắn yếu tố quảng cáo hoặc bảng quảng cáo đặt tại các công trình/nhà ở riêng lẻ. Bao gồm bảng quảng cáo treo, gắn, ốp vào mặt tường bên, mặt tiền công trình, nhà,… thì phải làm thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch).

– Ngoài ra, nếu bảng quảng cáo có diện tích một mặt trên 20m2. Kết cấu khung kim loại hoặc vật liệu xây dựng tương tự gắn vào tường nhà thì phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.

2.2. Treo bảng quảng cáo không xin phép thì bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 60 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về mức xử lý hành vi vi phạm biển quảng cáo như sau:

– Phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng: Treo, dựng, đặt bảng quảng cáo không đúng vị trí đã quy hoạch, vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.

– Phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng: Xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40m2 trở lên mà không có giấy phép xây dựng công trình quảng cáo.

3. Một số mức phạt vi phạm biển quảng cáo

3.1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Treo, dựng, đặt, gắn mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn không đúng vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
  • Không ghi rõ tên, địa chỉ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trên mỗi bảng quảng cáo, băng-rôn, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 68 Nghị định này;
  • Thông báo không đúng về nội dung quảng cáo trên mỗi bảng, mỗi băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo;
  • Quảng cáo trên bảng, băng-rôn mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo chấp thuận sau khi thông báo nội dung quảng cáo.

3.2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Quảng cáo vượt diện tích quy định của bảng quảng cáo, băng-rôn tại vị trí đã quy hoạch hoặc vị trí đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
  • Không tự tháo dỡ bảng quảng cáo, băng-rôn đã hết hạn ghi trong thông báo.
  • Không thông báo về nội dung quảng cáo trên mỗi bảng, mỗi băng-rôn đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi thực hiện quảng cáo.

3.3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  • Đặt biểu trưng, lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa của người quảng cáo không đúng vị trí quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
  • Thể hiện lô-gô, nhãn hiệu hàng hóa vượt quá diện tích theo quy định trên bảng quảng cáo, băng-rôn có nội dung tuyên truyền, cổ động chính trị, chính trị – xã hội;
  • Quảng cáo trên bảng, băng-rôn không tuân theo quy định về khu vực bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa; hành lang an toàn giao thông, đê điều, lưới điện quốc gia; che khuất đèn tín hiệu giao thông; chăng ngang qua đường giao thông, bảng chỉ dẫn công cộng;
  • Sửa đổi làm sai lệch nội dung quảng cáo đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Sử dụng giấy tờ giả mạo trong hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng, băng-rôn.

3. Công ty Luật ACC

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn của Luật ACC liên quan đến thủ tục, dịch vụ tư vấn Xử lý vi phạm  quảng cáo. Khi có nhu cầu tư vấn hoặc vướng mắc pháp lý, quý khác hàng vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn có kinh nghiệm giải đáp, thông qua các thông tin bên dưới:

  • Hotline tư vấn pháp luật: 1900.3330
  • Zalo: 084.696.7979
  • Khiếu nại: 1800.0006
  • Văn phòng: (028) 777.00.888
  • Mail: [email protected]

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (838 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo