Khi phạm tội cho vay nặng lãi thì bị xử lý như thế nào?

Vấn nạn cho vay nặng lãi đã không còn quá xa lạ với mọi người, cho vay nặng lãi ngày càng được lan rộng và gây ra những hậu quả xấu. Nhằm ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, Nhà Nước đưa ra các hình phạt đối với phạm tội cho vay nặng lãi. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về xử lý tội cho vay nặng lãi.

Tội Cho Vay Nặng Lãi
Tội Cho Vay Nặng Lãi

1. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật dân sự 2015 số 91/2015/QH13;

  • Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

2. Cho vay nặng lãi là gì?

Cho vay nặng lãi là việc cá nhân/ tổ chức cho vay mới mức lãi suất vượt quá mức lãi suất theo quy định của pháp luật.

Nhằm ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, Nhà Nước đưa ra các hình phạt đối với phạm tội cho vay nặng lãi. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về xử lý tội cho vay nặng lãi

3. Quy định của nhà nước về cho vay nặng lãi.

Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015  quy định lãi suất khi vay được các bên thỏa thuận, lãi suất không được vượt quá 20 %/năm của khoản tiền vay. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực đồng thời theo Bộ Luật Hình Sự 2015 Người thực hiện cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự sẽ bị phạt theo tội cho vay nặng lãi.

Khi người cho vay với mức lãi suất vượt quá 20% / năm tức  người cho vay đã không tuân thủ quy định của pháp luật về lãi suất và nếu mức lãi suất mà người cho vay tiến hành cho vay gấp 5 lần mức suất cao nhất cụ thể là gấp 5 lần của 20% / năm sẽ phải đối mặt với các chế tài được quy định trong Bộ Luật Hình Sự 2015.

Hồ sơ xin xóa án tích gồm những giấy tờ gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục xoá án tích

4. Xác định số tiền thu lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự hành vi cho vay nặng lãi

- Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật dân sự trong cả kỳ hạn vay.

- Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.

Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật dân sự.

Cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự là hành vi vi phạm pháp luật bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên hiện nay, cho vay nặng lãi đang có xu hướng mỡ rộng và phát triển. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về bình luận tội cho vay nặng lãi.

5. Quy định của pháp luật về xử tội cho vay nặng lãi

Xử Lý Tội Cho Vay Nặng Lãi
Xử Lý Tội Cho Vay Nặng Lãi

Trước đây theo quy định tại Bộ Luật Hình Sự 1999, tội cho vay nặng lãi được xử như sau:

  • Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ  mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.
  • Phạm tội  thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ sáu tháng  đến ba năm.
  • Người phạm tội  còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm

Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội, hình thức cho vay nặng lãi ngày càng tinh vi nhằm tránh tội, che mắt cơ quan chức năng nên Bộ Luật Hình Sự 2015 đã có những quy định cụ thể và nâng cao một số mức phạt nhằm ran đe, giáo dục các đối tượng có hành vi cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu đến xã hội.Theo Bộ Luật Hình Sự 2015, tội cho vay nặng lãi được xử lý như sau:

  • Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  •  Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Với quy định trên người cho vay nặng lãi ngoài bị phạt tiền thì còn có thể phải đối mặt với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm đối với các trường hợp theo quy định trên hoặc có thể đối mặt với hình phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm tù giam khi thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên.

Tóm lại, khi vi phạm về tội cho vay nặng lãi, người cho vay có thể đối mặt với hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc hình phạt tù.

6. Khoản nợ trong vay nặng lãi giải quyết như thế nào?

Tội cho vay nặng lãi
Tội cho vay nặng lãi

Căn cứ Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

- Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

+ Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

+ Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Theo đó, khi vay tiền thì phải có nghĩa vụ trả cả gốc lẫn lãi hai bên đã thỏa thuận và mức lãi suất không được lớn hơn mức mà Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định phía trên.

Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, pháp luật sẽ không bảo vệ quyền lợi của bên cho vay đối với phần lãi suất vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, vì vậy, người vay có thể sẽ không phải trả phần lãi vượt quá theo quy định pháp luật.

Nhằm ngăn chặn tình trạng cho vay nặng lãi gây ảnh hưởng xấu cho xã hội, Nhà Nước đưa ra các hình phạt đối với phạm tội cho vay nặng lãi. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về xử lý tội cho vay nặng lãi

7. Truy cứu trách nhiệm hình sự trong một số trường hợp cho vay nặng lãi cụ thể

(1) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, mà số tiền thu lợi bất chính của mỗi lần phạm tội từ 30.000.000 đồng trở lên, nếu mỗi lần phạm tội đều chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự và chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, thì ngoài việc bị áp dụng khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính, họ còn bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

(2) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng mà các lần thu lợi bất chính đều dưới 30.000.000 đồng nhưng tổng số tiền thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và các hành vi này chưa lần nào bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng;

- Không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

(3) Trường hợp người thực hiện nhiều lần hành vi cho vay lãi nặng, trong đó có một lần cho vay lãi nặng, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên và hành vi cho vay lãi nặng này chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự; còn các hành vi cho vay lãi nặng khác thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, các hành vi này chưa bị xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:

- Bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính của các lần cho vay lãi nặng;

- Không áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự “phạm tội 02 lần trở lên” quy định tại điểm g khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

(4) Trường hợp người cho vay lãi nặng thực hiện nhiều hành vi khác nhau liên quan đến việc đòi nợ (như: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần, gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe hoặc có hành vi khác để lấy tài sản,...) thì tùy từng trường hợp họ còn bị xử lý hình sự về tội phạm tương ứng, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

(5) Trường hợp người cho vay lãi nặng nhằm thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên, nhưng vì nguyên nhân ngoài ý muốn mà người cho vay chưa thu lợi bất chính hoặc đã thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khung hình phạt tương ứng với tổng số tiền thu lợi bất chính mà họ nhằm đạt được.

Việc xác định số tiền thu lợi bất chính được thực hiện theo mục (2).

Khi quyết định hình phạt, Tòa án áp dụng Điều 15 và khoản 3 Điều 57 của Bộ luật Hình sự về phạm tội chưa đạt.

Theo nhu cầu của kinh tế – xã hội và cuộc sống, cho vay ngày càng phổ biến. Cho vay được pháp luật quy định cụ thể, người/ tổ chức làm nghề cho vay cần tuân thủ các quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây ACC xin chia sẻ thông tin về nghề cho vay có tội không?

8. Công ty Luật ACC giải đáp những thắc mắc thường gặp

8.1. Vay lãi ngày có phải vay nặng lãi không?

Lãi suất cao nhất mà các bên có thể thoả thuận nêu tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 là 20%/năm. Do đó, được xem là cho vay lãi nặng nếu các bên thoả thuận mức lãi suất cao hơn 20%/năm hoặc 0,27%/ngày.

Do đó, nếu lãi ngày vượt quá 0,27%/ngày thì bị xem là cho vay nặng lãi.

8.2.Vay lãi ngày có bị phạt không?

Người cho vay với mức lãi suất quá 20%/năm tương đương với việc cho vay quá 0,27%/ngày thì người cho vay đã có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

8.3.Người cho vay nặng lãi có được làm đơn khởi kiện đòi lại tiền vay khi người đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ không?

Trường hợp của cho vay nặng lãi nên lãi suất theo thỏa thuận sẽ vượt quá giới hạn lãi được quy định theo khoản 1 Điều 468 thì không có hiệu lực; do đó người cho vay chỉ đòi được khoản tiền gốc và tiền lãi theo quy định (1,667 %/tháng), bên cạnh đó tiền bồi thường vi phạm hợp đồng (nếu có).

8.4.App vay tiền online có hành vi cho vay nặng lãi sẽ bị xử phạt như thế nào?

Số tiền thu lợi bất chính sẽ được xác định là số liền lãi quá mức quy định mà người vay đã trả cho phía cho vay và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả.

Khi đã xác định nguồn thu lợi bất chính thì cơ quan công an sẽ áp dụng các quy định xử phạt theo quy định của bộ luật hình sự về tội cho vay nặng lãi.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Điều kiện cấp chứng chỉ giám sát xây dựng. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc về pháp luật liên quan đến chứng chỉ giám sát xây dựng. Xem thêm bài viết về các chủ đề khác của của chúng tôi tại đây. Trân trọng !

Nếu quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty trọn gói hãy liên hệ ngay

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo