Hiện nay, bên cạnh đà tăng trưởng của những doanh nghiệp mới đăng ký thành lập, thì cũng có một lượng lớn doanh nghiệp phải giải thể, phá sản do gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Khi đó, doanh nghiệp thường đặt ra câu hỏi xử lý sổ sách khi công ty giải thể như thế nào. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết này, ACC Group sẽ cung cấp tới các quý khách hàng một số thông tin cơ bản về vấn đề này.
1. Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể doanh nghiệp (hay giải thể công ty) là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
2. Các trường hợp phải giải thể doanh nghiệp?
Theo Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp phải giải thể theo quy định của pháp luật là:
- Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
- Theo quyết định của chủ doanh nghiệp;
- Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục;
- Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Thủ tục giải thể doanh nghiệp?
- Bước 1: Thực hiện thủ tục Đăng bố cáo giải thể. Tại bước này, chủ doanh nghiệp tiến hành đăng bố cáo trên 3 số báo liên tiếp để thông báo công khai nội dung giải thể của doanh nghiệp.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước và xin đóng mã số thuế của doanh nghiệp. Đây là bước thường phát sinh nhiều hạng mục công việc nhất, trong đó có việc giải trình, bổ sung tài liệu cho mọi yêu cầu của cơ quan thuế liên quan tới nghĩa vụ hoàn tất các thủ tục về thuế trong suốt quá trình doanh nghiệp hoạt động trước đó.
- Bước 3: Thực hiện thủ tục xin xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu pháp nhân của doanh nghiệp và hoàn trả chứng nhận mẫu dấu.
- Bước 4: Thực hiện thủ tục đóng cửa hoạt động (giải thể) của doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền.
4. Xử lý sổ sách khi công ty giải thể như thế nào?
Xử lý sổ sách khi công ty giải thể được thực hiện qua hai quy trình là Thực hiện các bút toán giải thể, và Thực hiện các bút toán phân chia.
5. Xử lý sổ sách khi công ty giải thể qua thực hiện các bút toán giải thể?
Trước tiên, kế toán cần lập bảng cân đối kế toán phản ánh tình trạng tài chính của doanh nghiệp trước khi thực hiện các bút toán giải thể. Sau đó, doanh nghiệp thực hiện việc thanh lý tài sản, hàng tồn kho, thu hồi các khoản nợ phải thu, hoàn trả các khoản nợ. Sau đó, kế toán cần lập lại Bảng cân đối kế toán sau khi xử lý các bút toán trên.
6. Xử lý sổ sách khi công ty giải thể qua thực hiện các bút toán phân chia?
Đây là quá trình tất toán các tài khoản để hoàn trả vốn cho các chủ đầu tư đã tham gia góp vốn và phân chia các khoản lãi hoặc lỗ giải thể.
7. Những câu hỏi thường gặp
Trách nhiệm khi giải thể công ty?
Thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần, thành viên Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty, chủ doanh nghiệp tư nhân, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của hồ sơ giải thể công ty.
Hồ sơ giải thể công ty?
1.Quyết định giải thể hoặc quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố giải thể doanh nghiệp;
2.Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội;
3.Danh sách người lao động hiện có và quyền lợi người lao động đã được giải quyết;
4.Giấy xác nhận của cơ quan thuế về việc đã hoàn thành các nghĩa vụ về thuế;
5.Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc hủy con dấu;
6.Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư.
Sở kế hoạch đầu tư trả kết quả thông báo giải thể doanh nghiệp?
– Sở kế hoạch đầu tư sẽ gửi Email thông báo hồ sơ giải thể doanh nghiệp hợp lệ;
– Doanh nghiệp sau đó in thông báo giải thể doanh nghiệp hợp lệ nộp trực tiếp cùng bộ hồ sơ (1) và (2) tại Bước 3 để tiến hành giải thể công ty và trả Bản chính giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Các giấy tờ gửi Sở KH&ĐT?
Thông báo giải thể;
Quyết định giải thể doanh nghiệp;
Biên bản họp về việc giải thể của hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần) / hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
Danh sách người lao động;
Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán;
Nói tóm lại, qua bài viết trên, ACC Group đã cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin cơ bản về vấn đề xử lý sổ sách khi công ty giải thể. Kính mong quý khách hàng đón đọc và ủng hộ bài viết của ACC Group.
Nội dung bài viết:
Bình luận