Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp nhập khẩu chế xuất cập nhật 2024

Theo khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội thì Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác. Bài viết sau đây của ACC xin cung cấp cho quý khách một số thông tin cần thiết về thủ xử lý phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp nhập khẩu chế xuất cập nhật 2023 cụ thể như sau:

Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp nhập khẩu chế xuất
Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp nhập khẩu chế xuất

1. Đối tượng được phép nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài vào Việt Nam

  • Tổ chức, cá nhân trực tiếp sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất.
  • Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

2. Điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu

Thứ nhất, Tổ chức, cá nhân trực tiếp nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
    • Có hệ thống thu gom nước mưa; hệ thống thu gom và biện pháp xử lý các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
    • Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; mặt sàn trong khu vực lưu giữ phế liệu được thiết kế để tránh nước mưa chảy tràn từ bên ngoài vào; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán.
    • Có tường và vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Có mái che kín nắng, mưa cho toàn bộ khu vực lưu giữ phế liệu bằng vật liệu không cháy; có biện pháp hoặc thiết kế để hạn chế gió trực tiếp vào bên trong.
  • Bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:
    • Có hệ thống thu gom và biện pháp xử lý nước mưa đợt đầu chảy tràn qua bãi phế liệu nhập khẩu và các loại nước thải phát sinh trong quá trình lưu giữ phế liệu đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
    • Có cao độ nền đảm bảo không bị ngập lụt; sàn bảo đảm kín khít, không rạn nứt, bằng vật liệu chống thấm, đủ độ bền chịu được tải trọng của lượng phế liệu cao nhất theo tính toán.
    • Có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh từ bãi lưu giữ phế liệu.
  • Công nghệ, thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quy trình quản lý theo quy định;
  • Có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Trường hợp không có công nghệ, thiết bị xử lý tạp chất đi kèm thì phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý;
  • Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này;
  • Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Thứ hai, Tổ chức, cá nhân nhận ủy thác nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có hợp đồng ủy thác nhập khẩu ký với tổ chức, cá nhân sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất đã đáp ứng đúng các quy định tại Khoản 1 Điều này;
  • Ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu theo quy định tại Nghị định này;
  • Có văn bản cam kết về việc tái xuất hoặc xử lý phế liệu trong trường hợp phế liệu nhập khẩu không đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;
  • Không được phép lưu giữ phế liệu nhập khẩu trong trường hợp không có kho bãi đảm bảo các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp nhập khẩu chế xuất

  • Đối với phế thải, tổ chức, cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
  • Căn cứ quy định của pháp luật Việt Nam phế liệu, phế phẩm, được xử xý như sau: Bán tại thị trường Việt Nam; Xuất khẩu trả ra nước ngoài; Chuyển sang thực hiện hợp đồng gia công khác tại Việt Nam; Biếu, tặng tại Việt Nam; Tiêu hủy tại Việt Nam.
  • Tiêu hủy phế liệu, phế phẩm tại Việt Nam:
    • Tổ chức, cá nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phương án sơ hủy, tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm, trong đó nêu rõ hình thức, địa điểm tiêu hủy. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện việc tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
    • Cơ quan hải quan giám sát việc tiêu hủy, phế liệu, phế phẩm theo nguyên tắc quản lý rủi ro dựa trên đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân;
  • Trường hợp cơ quan hải quan giám sát trực tiếp việc tiêu hủy, khi kết thúc tiêu hủy, các bên tiến hành lập biên bản xác nhận việc tiêu hủy.

Lưu ý: Riêng đối với tiêu hủy phế liệu, phế phẩm của doanh nghiệp ưu tiên, cơ quan hải quan không thực hiện việc giám sát.

4. Sử dụng dịch vụ của ACC có lợi ích gì?

  • ACC là đơn vị có nhiều năm kinh nhiệm làm việc trong lĩnh vực môi trường, tự hào là đơn vị hàng đầu về các  thủ tục hành chính đối với cơ quan có thẩm quyền vì vậy luôn đảm bảo hoàn thành thủ tục một cách nhanh chóng nhất. ACC sẽ không nhận dự án nếu thấy mình không có khả thực hiện.
  • Luôn báo giá trọn gói và không phát sinh thêm phí trong quá trình thực hiện.
  • Khi sử dụng dịch vụ của ACC Quý khách sẽ không phải đi lại nhiều (từ khâu tư vấn, báo giá, ký hợp đồng, nhận hồ sơ, ký hồ sơ…). ACC có đội ngũ hộ trợ nhiệt tình và tận nơi.
  • Ký kết hợp hợp đồng và tiến hành soạn thảo những hồ sơ liên quan trong vòng 03 ngày nếu quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và hồ sơ mà chúng tôi đã yêu cầu.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1 Nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để sản xuất, gia công có cần làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích không?

Đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa đã nhập khẩu để sản xuất, gia công không quá 3% tổng lượng nguyên liệu, vật tư thực nhập khẩu thì khi bán, tiêu thụ nội địa không phải làm thủ tục hải quan chuyển đổi mục đích sử dụng nhưng phải kê khai nộp thuế với cơ quan thuế nội địa theo quy định của pháp luật về thuế.

5.2 Phế liệu thu trong quá trình sản xuất hàng hóa có cần nộp thuế không?

Phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi bán hoặc tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu. Ngoài ra cần phải nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan hải quan.

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về Thủ tục xử lý phế liệu, phế phẩm của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo